Đề bài
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) được tiến hành bằng lực lượng:
A. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Mĩ và quân đồng minh.
D. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh.
Câu 2. Năm 1969, lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn lúc cao nhất lên đến:
A. 1 triệu quân.
B. 1,2 triệu quân.
C. 1,4 triệu quân.
D. 1,5 triệu quân.
Câu 3. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục hộ ”, Mĩ mở hàng loạt cuộc hành quân:
A. “Tìm diệt” và “bình định”.
B. Đánh vào vùng giải phóng của ta.
C. Lấn chiếm.
D. “Tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng.
Câu 4. Địch tấn công vào Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày:
A. 10 - 8 - 1965.
B. 18 - 8 - 1965.
C. 28 - 8 - 1965.
D. 30 - 8 - 1965.
Câu 5. Địa danh được coi như là “Ấp Bắc ” đối với quân Mĩ là:
A. Bình Giã. B. Vạn Tường.
C. Chu Lai. D. Ba Gia.
Câu 6. Mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng:
A. Chiến thắng Áp Bắc.
B. Mùa khô 1965 - 1966.
C. Chiến thắng Vạn Tường.
D. Mùa khô 1966 - 1967.
Câu 7. Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ:
A. Quân Mĩ không ngừng tăng lên về số lượng.
B. Quân Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.
D. Vừa tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc.
Câu 8. Mùa khô thứ nhất (1965 - 1966), địch mở đợt phản công với:
A. 2 cuộc hành quân “tìm diệt”.
B. 3 cuộc hành quân “tìm diệt”.
C. 4 cuộc hành quân “tìm diệt”.
D. 5 cuộc hành quân “tìm diệt”.
Câu 9. Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là
A. đánh vào vùng giải phóng của ta.
B. tiêu diệt lực lượng du kích của ta.
C. đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta.
D. đánh vào cơ quan đầu não của ta.
Câu 10. Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966), Mĩ nhằm vào hướng chính:
A. Miền Đông Nam Bộ.
B. Khu V và miền Đông Nam Bộ.
C. Khu V và miền Tây Nam Bộ.
D. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. A |
2. D |
3. A |
4. B |
5. B |
6. C |
7. D |
8. D |
9. C |
10. B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 142.
Cách giải:
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) được tiến hành bằng lực lượn quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
Chọn A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 142.
Cách giải:
Năm 1969, lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn lúc cao nhất lên đến 1,5 triệu quân.
Chọn D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 142.
Cách giải:
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ mở hàng loạt cuộc hành quân “Tìm diệt” và “bình định”.
Chọn A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 143.
Cách giải:
Địch tấn công vào Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18 - 8 - 1965.
Chọn B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 143, suy luận.
Cách giải:
Vạn Tường được coi như là “Ấp Bắc ” đối với quân Mĩ.
Chọn B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 143.
Cách giải:
Trận Vạn Tường đã mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam.
Chọn C
Câu 7.
Phương pháp: phân tích, suy luận.
Cách giải:
Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ vừa tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc.
Chọn D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 143.
Cách giải:
Mùa khô thứ nhất (1965 - 1966), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt”.
Chọn D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 143.
Cách giải:
Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta.
Chọn C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 143.
Cách giải:
Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966), Mĩ nhằm vào hướng chính: Khu V và miền Đông Nam Bộ.
Chọn B
soanvan.me