Đề bài
Câu 1. Một amin no, mạch hở có công thức phân tử \({C_4}{H_{13}}{N_x}\) Giá trị của x là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Nicotin là một chất có trong thuốc lá có công thức cấu tạo như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng về nicotin?
A. Chứa nhóm chức amin bậc 3.
B. Làm quỳ tím hóa xanh.
C. Phản ứng được với NaOH.
D. Rất độc.
Câu 3. Tính bazơ của amoniac, metylamin, đimetylamin và anilin tăng dần là
A. đimetylamin, amoniac, metylamin, anilin.
B. amoniac, metylamin, đimetylamin, anilin.
C. metylamin, amoniac, anilin, đimetylamin.
D. anilin, amoniac, metylamin, đimetylamin.
Câu 4. Sau khi làm thí nghiệm với anilin cần rửa dụng cụ bằng cách nào sau dây?
A. Rửa bằng dung dịch NaOH rồi tráng nước.
B. Rửa bằng nước brom rồi tráng bằng nước.
C. Rửa bằng xà phòng rồi tráng bằng nước.
D. Rửa bằng dung dịch HCl rồi tráng bằng nước.
Câu 5. Phản ứng nào dưới đay chứng tỏ trong phân tử anilin, nhóm amino ảnh hưởng đến gốc phenyl?
A. Anilin + dung dịch HCl.
B. Anilin + nước brom.
C. Phenylamoni clorua + dung dịch NaOH.
D. axit axetic + anilin.
Câu 6. Để phân biệt được axit axetic, anilin, phenol lỏng. Thuốc thử cần dùng là
A. dung dịch nước brom.
B. dung dịch nước brom và natri kim loại.
C. dung dịch NaOH và HCl.
D. dung dịch NaOH và dung dịch NaCl.
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng: \(N{H_3} + X \to Y + HI\)
\(Y + X \to Z + HI\) \(Z + T \to {\left( {C{H_3}} \right)_2}N{C_2}{H_5} + HI\)
Z là chất nào trong các chất sau đây?
\(\eqalign{& A.\left( {C{H_3}} \right)NH \cr& B.{C_2}{H_5}I. \cr &C.{I_2} \cr & D.C{H_3}I. \cr} \)
Câu 8. Cho 9,85 gam hỗn hợp hai amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là
A. 8,975 gam.
B. 9,025 gam.
C. 9,125 gam.
D. 9,125 gam.
Câu 9. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí \(C{O_2}\); 1,4 lít \({N_2}\) (các thể tích đo ở đktc) và 10,125 gam \({H_2}O\) Công thức phân tử của X là
\(\eqalign{& A.{C_6}{H_5}N{H_2}. \cr& B.{C_3}{H_9}N. \cr} \)
\(\eqalign{ & C.C{H_5}N. \cr & D.{C_2}{H_7}N. \cr} \)
Câu 10. Khối lượng nitrobenzen (M = 123 g/mol) cần thiết để sản xuất 45,57 gam anilin (M = 93 g/mol) là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 70%.
A. 86,1 gam.
B. 60,27 gam.
C. 93 gam.
D. 42,189 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn C.
Vì amin no, mạch hở có công thức chung là \({C_4}{H_{10 - x}}{(N{H_2})_x}\)
\( \Rightarrow \) Số hiđro là: \(10 - x + 2x = 13 \Rightarrow x = 3.\)
Câu 2. Chọn C.
Nicotin không có nhóm chức có tính bazơ \( \to \) không phản ứng với NaOH.
Câu 3. Chọn D.
Nhóm ankyl lam tăng tính bazơ; nhóm phenyl làm giảm tính bazơ.
Câu 4. Chọn D.
Vì anilin tan dễ dàng trong dung dịch HCl theo phương trình:
\({C_6}{H_5}N{H_2} + HCl \to {C_6}{H_5}N{H_3}Cl\)
Câu 5. Chọn B.
Nhóm \( - N{H_2}\) làm tăng khả năng ứng thế ở vòng benzen \( \to \) phản ứng được với nước brom.
Câu 6. Chọn C.
Anilin tan trong dd HCl
Phenol tan trong dd NaOH
Axit axetic tan trong cả hai dung dịch (vì tan trong nước).
Câu 7. Chọn A.
X là \(C{H_3}I\) ; Y là \(C{H_3}N{H_2}\) ; T là \({C_2}{H_5}I.\)
Câu 8. Chọn C.
mHCl = mmuối - mamin = 9,125 gam.
Câu 9. Chọn B.
\( \to {n_{C{O_2}}}:{n_{{N_2}}} = 2x = 6 \to x = 3;\)
\({n_{{H_2}O}}:{n_{{N_2}}} = y = 9.\)
Câu 10. Chọn A.
H = 100% \( \to \) để được 93 gam \({C_6}{H_5}N{H_2}\) cần 123 gam \({C_6}{H_5}N{O_2}\)
H = 70%
\( \to \) để được 45,57 gam \({C_6}{H_5}N{H_2}\) cần \(\dfrac{{123.45,57}}{{93}}.\dfrac{{100}}{{70}} = 86,1\,\,g\)
soanvan.me