Đề bài
Câu 1. Vật liệu nào sau đây không phải hợp kim của sắt?
A. Gang sắt.
B. Inox.
C. Đuy ra.
D. Thép mềm.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tắc của quá trình luyện gang là khử oxit sắt thành sắt kim loại.
B. Nguyên tắc của quá trình luyện thép là khử các tạp chất trong gang.
C. Chất chảy trong luyện gang là \(CaC{O_3}\) hoặc \(Si{O_2}\) giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của gang.
D. Lưu huỳnh, photpho trong gang, thép giúp tăng độ cứng.
Câu 3. Loại quặng nào sau đây chứa hàm lượng sắt cao nhất?
A. Hematit \((F{e_2}{O_3})\).
B. Manhetit \((F{e_3}{O_4})\).
C. Xiđerit \((FeC{O_3}).\)
D. Pirit \((Fe{S_2}).\)
Câu 4. Thép dễ bị ăn mòn trong không khí ẩm. Chất bị oxi hóa trong quá trình thép bị ăn mòn là
A. Fe.
B. C.
C. \({O_2}\) không khí
D. \({H_2}O.\)
Câu 5. Tạp chất photpho bị oxi hóa thành \({P_2}{O_5}\) và bi loại bỏ khỏi thép nhờ phản ứng với chất nào cho dưới đây?
A. \(CaC{O_3}.\)
B. \(Si{O_2}.\)
C. CaO
D. Fe.
Câu 6. Loại lò nào sau đây luyện được các loại thép rất cứng (chứa Mn, Cr, Ni,...) và ít gây ô nhiễm?
A. Lò cao.
B. Lò Betxme.
C. Lò Martin.
D. Lò điện.
Câu 7. Cho một miếng gang và một miếng thép có cùng khối lượng vào dung dịch HCl, hãy cho biết khí thoát ra ở thí nghiệm ứng với miếng hợp kim nào mạnh hơn?
A. Miếng gang.
B. Miếng thép.
C. Bằng nhau.
D. Tùy từng loại gang, thép.
Câu 8. Phản ứng nào sau đây xảy ra trong quá trình luyện gang mà không xảy ra trong quá trình luyện thép?
\(\begin{array}{l}A.\,F{e_3}{O_4} + CO \to FeO + C{O_2}\\B.\,C + {O_2} \to C{O_2}\\C.\,CaO + Si{O_2} \to CaSi{O_3}\\D.\,FeO + Mn \to Fe + MnO\end{array}\)
Câu 9. Oxi hóa hoàn toàn 10 gam một loại thép thường (chỉ chứa Fe và C) bằng axit nitric đặc nóng dư. Toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) dư thu được 0,7 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép là
A. 0,81%.
B. 0,84%.
C. 0,75%.
D. 0,96%.
Câu 10. Dùng quặng manhetit chứa 80% \(F{e_3}{O_4}\) để luyện thành 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Quá trình sản xuất gang bị hao hụt 2%. Số tấn quặng đã dùng là
A. 1338,7 tấn.
B. 1311,9 tấn.
C. 1380,9 tấn.
D. 848,12 tấn.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn C.
Đuy ra là hợp kim của Al, không chứa Fe.
Câu 2. Chọn A.
B sai: Nguyên tắc của quá trình luyện thép là oxi hoá các tạp chất trong gang.
C sai: Chất chảy giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của tạp chất dễ bị tạo xỉ.
D sai: Lưu huỳnh, photpho làm gang thép giòn hơn.
Câu 3. Chọn B.
Dùng cách so sánh khối lượng, không cần tính cụ thể:
\(Fe{S_2}\) có 2S (64 đvc); \(FeC{O_3}\) có 1 nhóm \(C{O_3}\) (60 đvc) \( \to \) hàm lượng Fe trong \(FeC{O_3}\) lớn hơn.
\(FeC{O_3}\) có 1 Fe, 3 oxi \( \to \) hàm lượng phải nhỏ hơn \(F{e_2}{O_3}.\)
\(F{e_2}{O_3}\) có tỷ lệ Fe : O là 2:3 nhỏ hơn tỷ lệ trong \(F{e_3}{O_4}.\)
Câu 4. Chọn A.
Fe có tính khiử mạnh hơn C ở nhiệt độ thường nên bị oxi hoá.
Câu 5. Chọn C.
CaO là oxit bazơ phản ứng dễ dàng với \({P_2}{O_5}\) là oxit axit tạo xỉ:
\(3CaO + {P_2}{O_5} \to C{a_3}{(P{O_4})_2}.\)
Câu 6. Chọn D.
Câu 7. Chọn B.
Câu 8. Chọn A.
Ở lò luyện gang là quá trình đốt than nhiệt và tạo \(C{O_2}\) (nguyên liệu trực tiếp tạo CO).
Ở lò luyện thép là quá trình oxi hóa bớt cacbon.
là quá trình tạo xỉ để loại tạp chất, xảy ra ở cả luyện gang và luyện thép.
Quá trình hoàn nguyên sắt đã bị oxi hóa một phần khi luyện thép.
Câu 9. Chọn B.
\({n_C} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,007mol\)
\(\to {m_C} = 0,007.12 = 0,084gam \)
\(\to \% {m_C} = 0,84\% .\)
Câu 10. Chọn A.
\({m_{Fe}} = 800.95\% = 760\) tấn
\( \to {m_{F{e_3}{O_4}}} = 760.\dfrac{{232}}{{56.3}} = 1049,5\) tấn.
Mquặng = \(1049,5.\dfrac{{100}}{{80}} = 1311,9\) tấn
Hao hụt \(2\% \)
\(\to {m_q} = 1311,9.\dfrac{{100}}{{98}} = 1338,7\) tấn.
soanvan.me