Câu hỏi 1 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

  • A

    Tập trung phát triển kinh tế

     

  • B

    Cải tổ về chế độ chính trị

     

  • C

    Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

     

  • D

    Hạn chế chạy đua vũ trang

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị- xã hội, trong đó có Liên Xô.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?

  • A

    Kinh tế

     

  • B

    Chính trị- xã hội

     

  • C

    Văn hóa- giáo dục

     

  • D

    Quân sự

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 diễn ra đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế đất nước vẫn trượt dài trên khủng hoảng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đâu không phải là cơ sở để dẫn tới sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

     

  • B

    Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản

     

  • C

    Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin

     

  • D

    Chung nền kinh tế thị trường

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là các nước này:

-  Đều chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản.

- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin

=> Đáp án D: không phải là cơ sở dẫn tới sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

  • A

    Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.

  • B

    Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.

  • C

    Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.

  • D

    Không có tác động gì.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất nặng nề của chủ nghĩa xã hội nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là tổn thất đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

  • A

    1 năm 3 tháng

  • B

    9 tháng

  • C

    12 tháng

  • D

    10 tháng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhân dân Xô Viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Vai trò chính của tổ chức hiệp ước Vacsava là gì?

  • A

    Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, gìn giữ hòa bình an ninh châu Âu và thế giới

     

  • B

    Tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự với hệ thống tư bản chủ nghĩa

     

  • C

    Thúc đẩy sự phát triển chính trị- quân sự của Liên Xô và Đông Âu

     

  • D

    Thắt chặt mối quan hệ giữa Liên Xô với Đông Âu

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tổ chức Vacsava ra đời nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình an ninh của châu Âu và thế giới. Đây chính là vai trò chính của tổ chức này.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: “Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt của Liên Xô

  • A

    Đúng, vì chính Liên Xô là người đã trực tiếp giải phóng các nước Đông Âu

     

  • B

    Sai, vì nhân dân Đông Âu đã lật đổ nền thống trị của phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ trước khi hồng quân tiến vào

     

  • C

    Sai, vì cuộc đấu tranh giải phóng do nhân dân Đông Âu phối hợp với Liên Xô tiến hành, các chính phủ ra đời do nguyện vọng của nhân dân của nước đó

     

  • D

    Đúng, vì theo quy định của hội nghị Ianta Đông Âu là vùng ảnh hưởng của Liên Xô

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích hoàn cảnh ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Trong thời kì chiến tranh, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng, nô dịch tàn bạo. Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946

=> Nhận định trên là sai vì sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xuất phát từ những nỗ lực của bản thân nhân dân các nước này, còn Liên Xô chỉ là lực lượng hỗ trợ giúp cuộc đấu tranh nhanh chóng thắng lợi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này?

  • A

    Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ.

     

  • B

    Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

     

  • C

    Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

     

  • D

    Không có ảnh hưởng gì.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào hệ quả sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Trật tự hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai với hai cực là Liên Xô và Mĩ.

- Sự sụp đổ của Liên Xô kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta vì một cực của trật tự này đã không còn tồn tại

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Đáp án - Lời giải