Đề bài

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Khí oxi và khí nitơ cùng chứa 9.1023 phân tử có số gam tương ứng lần lượt là

 A. 48 gam và 14 gam.                                B. 24 gam và 21 gam.

C. 48 gam và 21 gam.                                  D. 48 gam và 42 gam.

Câu 2. Cho các khí sau đây: N2, O2, Cl2, CO, H2S, CH4, NH3.

Dãy khí nào dưới đây nặng hơn không khí?

A. N2, O2, Cl2.                                              B. O2, Cl2, H2S.

 C. H2S, CH4, NH3.                                       d. Cl2, CO, H2S.

Câu 3. Cho các khí sau: H2S, SO2, C4H10, NH3. Khí nào cho dưới đây có tỉ khối với hiđro là 17?

A. H2S.                           B. S02.                  C.C4H10                D. NH4

Câu 4. 0,2 mol muối A12(SO4)3 có khối lượng và số phân tử là

A. 68,4 gam và 6.1023 phân tử. 

B. 34,2 gam và 1,2.1023 phân tử.

C. 68,4 gam và 1,2.1023 phân tử.

D. 6,84 gam và l,2.1022 phân tử.

Câu 5. Biết 0,25 mol kim loại A có khối lượng 6 gam. Kim loại X là

A. C = 12.                                                   B. Mg = 24.

C. Fe = 56.                                                  D. AI = 27.

Câu 6. Biểu thức tỉ khối của khí A so với khí B (dA/ B) cho biết:

A. khí A đặc hơn khí B bao nhiêu lần.

B. khối lượng của khí A lớn hơn khối lượng của khí B bao nhiêu lần.

C. khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.

D. thể tích của 1 gam khí A lớn hơn thể tích của 1 gam khí B bao nhiêu lần.

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm) Tính toán và sắp xếp các chất sau theo thứ tự % về khối lượng của sắt tăng dần:

a)   FeS, FeO, FeS2, Fe2O3, Fe3O4.

b)   FeS, FeCl3, FeSƠ4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3.

Câu 2. (3,5 điểm) Có một lượng những oxit kim loại sau:

a) 12,75 gam A12O3                                    

b) 28 gam CuO.

c) 1,25 mol Fe2O3.                               

d) 0,15 mol Fe3O4

Tính khối lượng kim loại tối đa có thể điều chế được từ những oxit trên.

Lời giải chi tiết

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm

 Cảu 1. D

Số mol mỗi khí \(=\dfrac{{{{9.10}^{23}}}}{{{{6.10}^{23}}}} = 1,5(mol).\)

Khối lượng khí oxi = 32.1,5 = 48 (gam).

Khối lượng khí nitơ = 28.1,5 = 42 (gam).

Câu 2. B

Áp dụng công thức \({d_{A/B}} = \dfrac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)

Câu 3.

Áp dụng công thức M= d.Mhiđro = 17. 2= 34.

Đó là khí H2S.

Câu 4. C   Câu 5. B Câu 6. C

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm) a)

 

FeS

FeO

FeS2

Fe203

Fe304

Tỉ lệ % Fe

5600

5600

5600

5600

5600

 

88

72

120

80

77,33

Tỉ lệ % sắt tăng dần theo dãy: FeS2, FeS, Fe203, Fe3O4, FeO.

b)

 

FeS

FeCl3

FeS04

Fe2(S04)3

Fe(OH)3

Tỉ lệ % Fe

 \({{5600} \over {88}}\)  \({{5600} \over {162,5}}\)  \({{5600} \over {152}}\)  \({{5600} \over {200}}\)  \({{5600} \over {107}}\)

Tỉ lệ % sắt theo chiều tăng dần là Fe2(S04)3, FeCl3, FeS04, Fe(OH)3, FeS.

Câu 2. (3,5 điểm)

Từ khối lượng các hợp chất tính khối lượng các kim loại

a) Cứ 102 gam A1203 điều chế được 54 gam Al.

12,75 gam Al2O3 điều chế được \(\dfrac{{12,75.54}}{{102}} = 6,75\,gam\)

b) Cứ 80 gam CuO điều chế được 64 gam Cu.

Vậy 28 gam CuO điều chế được 22,4 gam Cu.

c) Cứ 1 mol Fe203 điều chế được 2mol nguyên tử sắt Vậy 1,25 mol Fe203 điều chế được 2,5 mol nguyên tử sắt.

mFe = 2,5.56 = 140 (gam).

d) Tương tự 0,15 mol Fe304 điều chế được 0,45 mol Fe

mFe= 0,45.56 = 25,2 (gam).

soanvan.me