Đề bài

Câu 1 (2 điểm): Cho các oxit: P2O5, CO2, SO2, CaO, Na2O.

Oxit nào có khả năng tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.

Câu 2 (1,5 điểm): Hòa tan BaO vào nước thu được dung dịch làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng. Giải thích và viết phương trình hóa học.

Câu 3 (2,5 điểm): Chọn hóa chất thích hợp và viết phương trình hóa học để loại các khí SO2 và CO2 ra khỏi hỗn hợp với khí CO.

Câu 4 (1,5 điểm): Dung dịch chứa những chất nào khi cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư? Viết phương trình hóa học.

Câu 5 (2,5 điểm): Cho phương trình hóa học:

Zn + CuSO4 \(\to\) Cu +ZnSO4.

Tính khối lượng Cu bám lên thanh kẽm, khi khối lượng dung dịch tăng 0,2 gam (Cu = 64, Zn = 65).

Lời giải chi tiết

Câu 1:

P2O5 tác dụng được với CaO, Na2O.

CO2 và SO2 tác dụng được với CaO và Na2O.

\(\eqalign{  & 2{P_2}{O_5} + 3CaO \to C{a_3}{(P{O_4})_2}  \cr  & {P_2}{O_5} + 3N{a_2}O \to 2N{a_3}P{O_4}  \cr  & C{O_2} + CaO \to CaC{O_3}  \cr  & C{O_2} + N{a_2}O \to N{a_2}C{O_3}  \cr  & S{O_2} + CaO \to CaS{O_3}  \cr  & S{O_2} + N{a_2}O \to N{a_2}S{O_3}. \cr} \)

Câu 2:

BaO là oxit bazo tác dụng với nước cho dung dịch bazo làm cho phenolphtalein chuyển thành màu hồng, theo phương trình hóa học:

BaO + H2O \(\to\) Ba(OH)2.

Câu 3:

Sử dụng các dung dịch kiềm, với lượng dư. Ví dụ NaOH, Ca(OH)2

CO không tác dụng với dung dịch kiềm.

Phương trình hóa học:

\(\eqalign{  & S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O  \cr  & C{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O. \cr} \)

Câu 4:

\(\eqalign{  & CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O  \cr  & F{e_2}{O_3} + 6HCl \to 2FeC{l_3} + 3{H_2}O. \cr} \)

Dung dịch tạo ra chỉ chứa CuCl2, FeCl3, HCl (dư).

Câu 5:

Theo phương trình hóa học:

Zn + CuSO4 \(\to\) Cu + ZnSO4.

Cứ 65 gam Zn tan vào dung dịch tạo ra 64 gam Cu, khối lượng dung dịch tăng 1 gam.

Khi khối lượng của dung dịch tăng 0,2 gam thì khối lượng Cu bám lên Zn là:

\(\dfrac{0,2.64} { 1} = 12,8gam.\)

 soanvan.me