Đề bài
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.
Câu 2. Cần cẩu A nâng được l000kg lên cao 3m trong 0,5 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 45 giây. Hãy so sánh công suất cùa hai cần cẩu.
A. Công suất cửa A lớn hơn.
B. Công suất của B lớn hơn
C. Công suất của A và của B bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.
Câu 3. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là bao nhiêu? Cd = 380 J/kg.K
A. 57000kJ. B. 57000J.
C.5700J. D. 5700kJ.
Câu 4. Hai vật 1 và 2 trao đổi nhiệt với nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của vật 1 giảm bớt ∆t1, nhiệt độ của vật 2 tăng thêm ∆t2.
Hỏi ∆t1 = ∆t2, trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 = t2
B. Khi m1 = \(\dfrac{3 }{ 2}\)m2 , c1 = \(\dfrac{2 }{ 3}\)c2, t1 > t2
C. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 < t2
D.Khi m1 = \(\dfrac{3}{ 2}\)m2, c1 = \(\dfrac{2 }{ 3}\)c2, t1< t2
Câu 5. Một miếng chì khối lượng lkg rơi tự do từ độ cao h = 10m xuống đất. Ngay trước khi chạm đất:
A. Cơ năng của vật là 100J.
B. Thế năng của vật là 100J.
C. Động năng của vật là 100J.
D. Cả (A), (C) đúng.
Câu 6. Đun nóng bình có nút đậy. Sau một khoảng thời gian nút bị đẩy bật ra khỏi bình. Đó là sự biến đổi:
A. Giữa những dạng khác nhau của cơ năng.
B. Nhiệt năng thành cơ năng.
C. Cơ năng thành nhiệt năng.
D. Cả A, B, c đều sai.
Câu 7. Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kgK. Cung cấp cho 200g rượu nhiệt lượng bằng 5000J. Độ tăng nhiệt độ của rượu bằng:
A. 10°C B. 20°C.
C. 25°C D. 50°C
Câu 8. Để có được 1,2 kg nước ở 36°C, người ta trộn một khối lượng m1 nước ở 15°C với khối lượng m2 (kg) nước ở 85°C. Khối lượng nước mỗi loại là:
A. m1 = 0,84kg ; m2 = 0,36kg
B. m1 = 8,4kg ; m2 = 3,6kg
C. m = 0,36kg ; m2 = 0,84kg
D. m1 = 3,4kg ; m2 = 8,4kg
Câu 9. Phải đốt bao nhiêu dầu hỏa để thu được nhiệt lượng 88.106J? Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1kg dầu hỏa ta thu được nhiệt lượng q = 44.106J.
A. 0,2kg B. 2kg.
C. 20g D. 20kg
Câu 10. Mỗi giờ động cơ thực hiện một công là 40500000J. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg than ta thu được nhiệt lượng q = 36.10\(^6\) J và hiệu suất của động cơ là 10%. Lượng than mà động cơ nhiệt tiêu thụ là:
A. 1,125kg. B. 1 l,25kg.
C. 1 l,25g D. 112,5g
B.TỰ LUẬN
Câu 11. Tính công phải thực hiện để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao l,5m bằng một mặt phẳng nghiêng, cho biết hiệu suất làm việc của mặt phẳng nghiêng là 80%.
Câu 12. Người ta đun 450g nhôm đến 100°C rồi thả vào một cốc nước ở 45°C. Miếng nhôm nguội xuống còn 57°C.
a. Hỏi nhiệt độ của nước là bao nhiêu khi có cân bằng nhiệt? Giải thích.
b. Tính nhiệt lượng, tỏa ra của miếng nhôm.
c. Tính lượng nước trong cốc.
d. Nếu muốn làm cho lượng nước trên đến sôi thì cần bao nhiêu củi khô?
Biết năng suất tỏa nhiệt của nhôm 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg củi khô ta thu được nhiệt lượng q = 10.10\(^6\) J. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
Câu 13. Một máy bơm nước sau khi chạy hết 10\(l\) dầu (khoảng 8kg) thì đưa được 700m3 nước lên cao 8m. Tính hiệu suất của máy bơm đó, Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
A |
B |
B |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
A |
B |
B |
Câu 11. Từ công thức: \(H=\dfrac{{{A_1}}}{ A}\).
với A1 = P.h, công thực hiện là: A = 937,5J.
Câu 12.
a) Nhiệt độ của nước là 57°C khi có cân bằng nhiệt, vì khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm:
Qtỏa = m1.c1.(t1-t) = 0,45.880.43 = 17028 (J).
c) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng mà nước hấp thụ:
Qtỏa = Qthu = 17028 (J)
Qthu = m2.c2.(t – t2)
Khối lượng của nước: \(m_2=\dfrac{{{Q_{thu}}}}{{c(t - {t_2})}} = 0,34\) (kg)
d) Nhiệt lượng mà 0,34kg nước hấp thụ tăng nhiệt độ từ 57°C đến 100°C:
Q’ = m2.c2.(t3 - t) = 0,34.4200.( 100 - 57) = 61404 (J)
Nhiệt lượng này bằng nhiệt lượng do củi khô tỏa ra Q’:
\(Q’ = m.q \Rightarrow m = \dfrac{{Q'} }{ q} = 0,0061\, (kg)\)
Câu 13. Nhiệt luợng do dầu đốt cháy tỏa ra là:
Q = md.q = 8.4,6.10\(^7\) = 36,8.10\(^7\) J.
Trọng lượng của 700m3 nước là :
P = 10.mn - 10.Dn.Vn = 10.1 000.700 = 0,7. 10\(^7\)N.
Công mà máy bơm thực hiện : A = P.h = 0,7. 10\(^7\).8 = 5,6. 10\(^7\)J.
Hiệu suất của máy bơm nước là:
\(H = \dfrac{A }{ Q} . 100\% = \dfrac{{5,{{6.10}^7}}}{ {36,{{8.10}^7}}}.100\% \)\(\,≈ 15,2\%\)
soanvan.me