Đề bài

Câu 1. Khi đặt hai dây dẫn vào một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt nào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

A. 1,2A               B. 1A

C. 0,9A               D. 1,8A

Câu 2. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

A. \(U = {R \over I}\)

B. \(I = {U \over R}\)

C. \(I = R.U\)

D. \(R = I.U\)

Câu 3. Cho hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 3 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh giá trị của các điện trở ?

 

A. R1 > R2 > R3                         

B. R1 = R2 = R3                                  

C. R2 > R1 > R3                                 

D. R1 < R2 < R3

Câu 4. Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. U=9V, R1=1,5Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là?

A. 10A           B. 6A                         

C. 4A             D. 2A 

Câu 5. Cho điện trở R1 = 80Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và R2=60Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 0,4A . Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là

A. U = 24V                  B. U = 18V

C. U = 54V                  D. U = 56V

Câu 6. Hai dây dẫn nhôm có cùng chiều dài tiết diện , một dây dài l1 có điện trở là 2Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ 2 có điện trở R2=17Ω. Chiều dài của dây thứ 2 là

A. 34m               B. 170m

C. 85m               D. 11,76m

Câu 7: Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất p là gì ?

A. \(R = {{4pl} \over {\pi {d^{^2}}}}\)               B. \(R = {{4{d^2}l} \over p}\)

C. \(R = {{4pd} \over {\pi l}}\)               D. \(R = 4\pi p{d^2}\)

 Câu 8: Một dòng điện gồm 2 điện trở R1 = 2Ω mắc song song R2 thì cường độ dòng mạch chính là 1,5A và dòng qua R2 là 0,5A. Giá trị điện trở R2

A. R2 = 2Ω                   B. R2 = 3,5Ω

C. R2 = 2,5Ω                D. R2 = 4Ω

Câu 9: Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào mạch điện, biết  R2= R1/3 thì dòng điện qua R1 là I1 = 0,2A. cường độ dòng điện chạy qua mạch là

A. I = 0,4A           B. I = 0,6A     

C. I = 0,5A           D. I = 0,8A

Câu 10. Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V- 40W và bóng 2 loại 220V-100W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng đèn vào nguồn điện 220V?

A. hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 2

B. cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 

C. Cả hai bóng đều sáng bình thường

D. Hai bóng đèn sáng như nhau

Câu 11. Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện?

A. P = I.R2                  B. P = I. U

C. P = U2/I               D. P = U.I2

Câu 12. Một dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một dây dẫn có điện trở 3kΩ. Công suất tỏa nhiệt trên dây có độ lớn là:

A. 6W                       B. 6000W

C. 0,012W                D. 18W.

Câu 13. Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, khi bóng đèn sáng bình thường thì điện năng của bóng đèn sử dụng trong một giờ là:

A. 75kJ                    B. 150kJ

C. 240kJ                  D. 270kJ

Câu 14. Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì tỏa ra nhiệt lượng là:

A. 1200J                    B. 144000J

C. 7200J                    D. 24000J

Câu 15. Một dây may so có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4l nước nhiệt độ 200C. sau t phút nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun – len – xơ là 30000J. biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.độ, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. t = 28,10C                 B. t = 82,10C

C. t = 21,80C                 D. t = 56,20C.

Câu 16: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?

A. thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.

B. thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại

C. chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết

D. sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng.

Câu 17: Từ phổ là gì ?

A. lực từ tác dụng lên kim nam châm

B. hình ảnh cụ thể về các đường sức từ

C. các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm

D. từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện

Câu 18: Theo nguyên tắc bàn tay trái, khi ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều nào dưới đây?

A. chiều dòng điện chạy qua dây dẫn

B. chiều từ cực bắc đến cực nam của nam châm        

C. chiều từ cực nam đến cực bắc của nam châm       

D. chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19: Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về từ trường của dòng điện?

A. xung quanh bất kỳ dòng điện nào cũng có từ trường.

B. từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn

C. dòng điện có cường độ nhỏ không tạo ra từ trường xung quanh nó

D. từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện

Câu 20. Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là?

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi.               

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên

C. số đường sức từ song song với mặt phẳng tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi     

D. từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi

Lời giải chi tiết

1. B

2. B

3. D

4. D

5. D

6. C

7. A

8. D

9. D

10. C

11. B

12. C

13. D

14. B

15. C

16. D

17. B

18. D

19. A

20. B

Câu 1 : Chọn B

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng bấy nhiêu lần. hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đã tăng lên 5/3 lần lên cường độ dòng điện cũng tăng lên 5/3 lần. Nên I = 1A

Câu 2 : Chọn B

Hệ thức biểu thị định luật Ôm là  \(I = {U \over R}\)

Câu 3 : Chọn D

Từ định luật Ôm ta có  \(R = \dfrac{U }{ I}\). Từ đồ thị với U = 12 V ta có các giá trị I1 > I2 > I3

ta suy ra R1 > R2 > R3

Câu 4 : Chọn D

U1 = U  - U2  = 9-6 = 3V

 I = U1 / R1 = 3/1,5 = 2A

Câu 5 : Chọn D

Vì mắc nối tiếp hai điện trở chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Vậy hiệu điện thế tối đa

U = I. (R1 + R2) = 0,4. (80 + 60) = 56 V

Câu 6 : Chọn C

Vì điện trở tỷ lệ với chiều dài nên

\(\dfrac{{{R_1}} }{ {{R_2}}} =\dfrac {{{l_1}} }{{{l_2}}} = \dfrac{2 }{{17}} \)

\(\Rightarrow {l_2} = {l_1}.\dfrac{{17} }{ 2} = 10.\dfrac{{17} }{2} = 85\;m\)

Câu 7 : Chọn A

Công thức tính điện trở \(R = \dfrac{{4pl} }{ {\pi {d^{^2}}}}\) (vì \(S = \dfrac{{\pi {d^2}} }{4}\) )

Câu 8 : Chọn D

Dòng điện qua  R1:  I1 = I – I2 = 1,5-0,5 = 1A

Hiệu điện thế hai đầu mạch U = I1.R1 = 1.2 = 2V

=>Điện trở R2  = U/I2  = 2/0,5 = 4Ω

 Câu 9 : Chọn D

Trong mạch song song ta có:

\(\dfrac{{{I_1}} }{ {I{}_2}} =\dfrac {{{R_2}} }{{{R_1}}} = \dfrac{{\dfrac{1 }{ 3}{R_1}}}{{R{}_1}} = \dfrac{1}{ 3}\)

Vậy I1 / I2 = 1/3

=> I2 = 3I1  = 3.0,2 = 0,6A

Cường độ dòng điện mạch chính là I = I1 + I2 = 0,2 + 0,6 = 0,8A

Câu 10 : Chọn C

Khi mắc song song hai bóng đèn trên thì cả hai bóng đèn đều sáng bình thường

Câu 11 : Chọn B

Công thức tính công suất điện là  P = I. U

Câu 12 : Chọn C

Công suất tỏa nhiệt trên dây P = I2.R = (2.10-3)2.3000 = 12.10-3 W = 0,012W

Câu 13 : Chọn D

Điện năng của bóng đèn sử dụng trong một giờ là A = P.t = 75.3600 = 270000  = 270kJ

Câu 14 : Chọn B

Nhiệt lượng tỏa ra Q = I2.Rt = 22.20.30.60 = 144000J

Câu 15 : Chọn C

Nhiệt nhận Q = cm∆t0 => ∆t0 = Q/cm = 30000 / (4200.4) = 1,780 ≈ 1,80

Nhiệt độ cuối t = t0 +∆t0 = 20+1,8 = 21,80C

Câu 16 : Chọn D

Biện pháp sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng là không tiết kiệm điện.

Câu 17 : Chọn B

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ (do mạt sắt tạo ra)

Câu 18 : Chọn D

Theo nguyên tắc bàn tay trái, khi ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19 : Chọn A

Xung quanh bất kỳ dòng điện nào cũng có từ trường

Câu 20 : Chọn B

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

soanvan.me