Đề bài

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng dẫn tới hậu quả gì ?

Câu 2 (2,5 điểm)

Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường ?

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây ?

A. Thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp

B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp

C. Thời kì xã hội công nghiệp và thời kì xã hội nguyên thuỷ

D. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp

2. Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người tác động mạnh tới môi trường bằng hoạt động nào ?

A. Dùng lửa để nấu nưởng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn tới việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường, công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi D. nhiều cánh rừng, đô thị hoá đã lấy đi nhiểu vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

3. Hoạt động đốt rừng lấy đất trồng trọt của con người đã tác động có hại tới thiên nhiên như thế nào ?

A. Làm mất đi nhiều loài động vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật

B. Làm mất cân bằng sinh thái, gây xói mòn và thoái hoá đất, gây hạn

C. Gây ô nhiễm môi trường, gây cháy rừng

D. Cả A, B và C

4. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là

A. bảo vệ các loài sinh vật.

B. xây dựng các vườn quốc gia.

C. bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

D. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

5. Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững trong điều kiện nào sau đây ?

A. Môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt

B. Duy trì được cân bằng sinh thái

C. Khai thác, sử dụng và phục hồi hợp lí tài nguyên thiên nhiên

D. Cả A, B và C

6. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?

A. Trồng nhiều cây xanh

B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải

C. Bảo quản và sử dựng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật

D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường

Câu 2 (2 điểm)

Chọn câu đúng và sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền.

Một nguyên nhân bị nhiễm sán là do ăn gỏi cá có trứng sán.

Để hạn chế ô nhiễm không khí người ta đã tiến hành không sử dụng các phương tiện giao thông, giảm xây dựng các nhà máy

Để hạn chế ô nhiễm nguồn nưởc, cần xử lí nưởc thải sinh hoạt và công nghiệp

 

 

Lời giải chi tiết

I. Phần tư luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm) Hậu quả:

Cây rừng bị mất gây xói mòn đất.

Nước mưa chảy trên bề mặt không bị cây rừng ngăn cản nên dễ xảy ra lũ lụt nhất là lũ quét, gây nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của nhân dân và gây ô nhiễm.

Lượng nước thấm xuống các tầng đất sâu giảm nên lượng nước ngầm giảm.

Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm.

Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa dạng sinh học (khi chuỗi và lưới thức ăn trở nên nghèo nàn, tính ổn định của hệ sinh thái giảm) dễ gây nên mất cân bằng sinh thái.

Câu 2 (2,5 điểm)

Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh...., ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân. Học sinh phân tích và lấy ví dụ minh hoạ.

Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

1

2

3

4

5

6

A

B

D

C

C

D

Câu 2 (2 điểm)

1

2

3

4

Đ

Đ

S

Đ

 soanvan.me