Đề bài

Mỗi câu 1 điểm (các câu 4, 6, 7, 8 yêu cầu có lời giải ngắn gọn)

Câu 1: Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H6O là

A.4                                          B.5

C.6                                          D.7

Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa CH3COOH và C2H5OH là:

A.CH3COOH không tan trong nước còn C2H5OH tan được trong nước.

B.CH3COOH có tính axit còn C2H5OH thì không.

C.CH3COOH không tạo este còn C2H5OH thì có.

D.CH3COOH không tác dụng với Na còn C2H5OH thì có.

Câu 3: Sản phẩm phản ứng khi đun nóng dung dịch CH3COOC2H5 với NaOH (vừa đủ) bao gồm

A.CH3 – COONa, C2H5OH.

B.H – COONa, C3H7OH.

C.C2H5 – COONa, CH3OH.

D.C3H7 – COONa, C2H5OH.

Câu 4: Trộn 10ml rượu etylic 80 với 20ml rượu etylic 120 tạo ra dung dịch có độ rượu là:

A.200                                       B.100

C.9,330                                    D.10,660

Câu 5: Để nhận ra trong rượu etylic có lẫn một ít nước người ta dùng

A.natri                                    

B.CuSO4 khan.

C.H2SO4 đặc                          

D.phương pháp đốt cháy.

Câu 6: Một hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH có khối lượng 10,6 gam, khi tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng CH3COOH trong hỗn hợp đầu là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.3,6 gam                               B.4,6 gam

C.6,0 gam                                D.0,6 gam

Câu 7: Một loại giấm chứa CH3COOH với nồng độ 6%, khối lượng NaHCO3 cần để tác dụng hết với 100gam dung dịch đó là: (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A.8,4 gam                               B.10,6 gam

C.16,8 gam                              D.21,2 gam

Câu 8: Thể tích khí CO2(đktc) thoát ra khi cho 1,0 gam CaCO3 vào 80ml dung dịch CH3COOH 0,5M sẽ là (Cho C = 12, O = 16, Ca = 40)

A.224ml                                  B.448ml

C.336ml                                  D.67,2ml

Câu 9: Khi cho Na vào dung dịch rượu etylic sản phẩm thu được gồm (không kể dung môi)

A.C2H5ONa, H2.                    

B.C2H5ONa, NaOH

C.NaOH, H2                          

D.C2H5ONa, NaOH, H2.

Câu 10: Để nhận biết dung dịch CH3COOH và benzen người ta có thể sử dụng

A.Na                                      

B.quỳ tím

C.NaHCO3                             

D.Na, quỳ tím, NaHCO3.

Lời giải chi tiết

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

D

B

C

A

A

D

D

2.Lời giải:

Câu 1: (A)

CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2OH, CH2=CH-O-CH3.

Câu 2: (B)

CH3COOH có tính axit còn C2H5OH thì không.

Câu 3: (A)

CH3COOC2H5 + NaOH \(\to\) CH3-COONa + C2H5OH

Câu 4: (D)

Thể tích rượu etylic \(= 10.0,08 + 20.0,12 = 3,2ml.\)

Thể tích dung dịch \(= 10 + 20 = 30.\)

Độ rượu \( = \dfrac{{3,2}}{{30}}{.100^0} = 10,{66^0}\)

Câu 5: (B)

CuSO4 (màu trắng) + 5H2O \(\to\) CuSO4.5H2O (màu xanh)

Câu 6: (C)

2CH3COOH + 2Na \(to\) 2CH3COONa + H2

2C2H5OH + 2Na \(\to\) 2C2H5ONa + H2

Gọi số mol CH3COOH và C2H5OH lần lượt là x và y.

\(60x + 46y = 10,6\) và \(x + y = 0,2\)

\(  \Rightarrow  x = y = 0,1 mol.\)

\({m_{C{H_3}COOH}} = 60.0,1 = 6gam.\)

Câu 7: (A)

\(\eqalign{  & C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O  \cr  & {m_{C{H_3}COOH}} = 6gam\cr& \Rightarrow {m_{NaHC{O_3}}} = 8,4gam. \cr} \)

Câu 8: (A)

\(\eqalign{  & 2C{H_3}COOH + CaC{O_3} \to {(C{H_3}COO)_2}Ca + C{O_2} + {H_2}O  \cr  & {n_{CaC{O_3}}} = 0,01;\cr&{n_{C{H_3}COOH}} = 0,08.0,5 = 0,04mol  \cr  & C{H_3}COOH\text{dư}\cr& \Rightarrow {V_{C{O_2}}} = 0,01.22,4 = 0,224\,l= 224ml. \cr} \)

Câu 9: (D)

\(\eqalign{  & 2{H_2}O + 2Na \to 2NaOH + {H_2}  \cr  & 2{C_2}{H_5}OH + 2Na \to 2{C_2}{H_5}ONa + {H_2} \cr} \)

Câu 10: (D)

Na, quỳ tím, NaHCO3 không tác dụng với benzen.

soanvan.me