Đề bài
Câu 1. (TH) Quốc gia nào được mệnh danh là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Mexico B. Cu Ba
C. Braxin D. Chile
Câu 2. (NB) Sự kiện nào đánh dấu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã sụp đổ về căn bản ở châu Phi?
A. Năm 1975, nhân dân Mô dăm bích và Ăngola giành được độc lập.
B. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập.
C. Năm 1962, nhân dân Angieri giành được độc lập.
D. Năm 1994, Nen Xơn Man đê la trở thành tổng thống da màu đầu tiên ở Nam Phi.
Câu 3. (TH) Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ Hai, Châu Phi được mệnh danh là "Lục địa mới trỗi dậy"?
A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và tất cả các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu 4. (NB) Sự kiện nào đánh dấu các nước châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ?
A. Thắng lợi của cách mạng ở An-giê-ri.
B. Thắng lợi của cách mạng Ai Cập.
C. Thắng lợi của cách mạng Dimbabuê và Namibia.
D. Thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích.
Câu 5. (NB) Sự kiện mở đầu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Cách mạng Mô-dăm- bích.
B. Đấu tranh của nhân dân An- giê- ri.
C. Đấu tranh của nhân dân Ăng-gô-la.
D. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính Ai Cập.
Câu 6. (NB) Kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đã
A. Xóa bỏ chính quyền độc tài thân Mĩ, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
B. Thành lập các chính phủ liên hiệp bao gồm cả Mĩ và người bản xứ.
C. Hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Thiết lập các chính phủ mới, thi hành chính sách thân Mĩ, chống phong trào cách mạng thế giới.
Câu 7. (TH) Nội dung nào không phản ánh đúng về ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
B. Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 8. (TH) Điền vào dấu (…) “Cách mạng Cuba thành công (1959), đã mở đầu cho phong trào…ở Mĩ Latinh”.
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 9. (NB) Tháng 4/1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong điều kiện?
A. Đánh thắng sự can thiệp của Mĩ, hoàn thành cuộc cải cách dân chủ
B. Hoàn thành cuộc cải cách dân chủ, lật đổ chế độ độc tài Baxtita.
C. Đánh thắng sự can thiệp của Mỹ và bọn lưu vong thân Mỹ.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 10. (TH) Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh đều là
A. Các nước độc lập nhưng thuộc các liên hiệp của Anh, Pháp
B. Những quốc gia độc lập nhưng thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ
C. Những nước hoàn toàn độc lập
D. Những nước thực dân kiểu mới
Câu 11. (TH) Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh nghị trường
D. Đấu tranh vũ trang
Câu 12. (TH) Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng mức độ giành độc lập và sự phát triển của các nước sau độc lập ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đều nhau.
B. Giống nhau.
C. Không đều nhau.
D. Khác xa nhau
Câu 13. (TH) Giai đoạn nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Từ năm 1945 đến năm 1959
B. Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX
C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX
D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay
Câu 14. (TH) Phát biểu nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê -la?
A. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng – gô – la.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ai Cập.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An – giê – ri.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 15. (NB) Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh ở trong tình trạng như thế nào?
A. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ
B. Thuộc địa của Anh, Pháp
C. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
D. Những nước hoàn toàn độc lập
Câu 16. (NB) Sự kiện lịch sử nào đã mở đầu cho cách mạng Cu Ba?
A. Cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (26/7/1953)
B. Cuộc đổ bộ của tàu “Granma” lên đất Cuba (1956)
C. Nghĩa quân Cuba mở cuộc tấn công trên cả nước (1958)
D. Nghĩa quân Cuba chiếm lĩnh thủ đô Lahabana (1/1/1959)
Câu 17. (NB) Cuộc cách mạng Ai cập sau chiến tranh thế giới thứ hai do ai lãnh đạo?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Sĩ quan và binh lính
D. Giai cấp địa chủ
Câu 18. (VD) Phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các quốc gia Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ Hai có điểm gì khác cơ bản so với các quốc gia châu Á và châu Phi?
A. Chống chủ nghĩa thực dân cũ phương Tây
B. Chống chế độ độc tài thân Mĩ
C. Các nước Mĩ Latinh giành được độc lập sớm hơn so với châu Á và châu Phi
D. Các nước Mĩ Latinh giành được độc lập muộn hơn so với châu Á và châu Phi
Câu 19. (TH) Nội dung nào phản ánh không đúng về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các chính quyền độc tài bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập
B. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.
C. Hầu hết các nước Mĩ latinh đều giành được độc lập.
D. Các nước Mĩ latinh đều tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 20. (TH) Khái niệm “Sân sau” dùng để chỉ các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở trong hoàn cảnh nào?
A. Đều là thuộc địa của các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
B. Đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ
C. Đều là thuộc địa của Mĩ
D. Đều tồn tại chế độ độc tài thân Mĩ
Câu 21. (NB) Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là
A. Năm châu Á
B. Năm châu Phi
C. Năm phong trào vũ trang ở Mĩ Latinh
D. Năm tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi
Câu 22. (NB) Từ sau năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã căn bản hoàn thành công cuộc đấu tranh.
A. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pac-thai.
D. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pac-thai.
Câu 23. (TH) Nhận định nào sau đây không đúng về giai cấp vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trưởng thành.
B. Chưa trưởng thành.
C. Không đủ sức lãnh đạo.
D. Trưởng thành nhưng không đủ sức lãnh đạo.
Câu 24. (TH) Biến động nào của tình hình thế giới những năm 1989-1991 tạo bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh?
A. Sự vươn lên của Tây Âu
B. Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta.
C. Xô- Mĩ tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.
D. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 25. (TH) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa
B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô
C. Sự suy yếu của các nước đế quốc Anh và Pháp
D. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta
Câu 26. (TH) Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới ?
A. Từ thân phận thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
Câu 27. (TH) Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
A. Một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
C. Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.
D. Chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
Câu 28. (TH) Phần lớn, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là
A. Đảng của giai cấp tư sản
B. Đảng cộng sản
C. Tổ chức lãnh đạo khu vực
D. Đảng xã hội dân chủ.
Câu 29. (VD) Nét giống nhau cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi là gì?
A. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và tay sai để giải phóng dân tộc.
B. Đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân cũ – mới và tay sai, giải phóng dân tộc, giành chính quyền
C. Đấu tranh chống chế độ thực dân mới để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành độc lập và chủ quyền dân tộc.
D. Đấu tranh chống bọn thực dân, tay sai để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ
Câu 30. (NB) Bản Hiến pháp tháng 11/1993 tại Nam Phi đã quy định điều gì có ý nghĩa trọng đại đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi?
A. Bầu Nen-xơn Man-đê-la làm tổng thống da màu đầu tiên.
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
C. Khẳng định nhân dân Nam Phi đã giành được độc lập dân tộc
D. Tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nam Phi
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. B |
2. A |
3. C |
4.C |
5.D |
6.A |
7.C |
8.A |
9.A |
10.B |
11.D |
12.C |
13.B |
14.D |
15.A |
16.A |
17.C |
18.B |
19.D |
20.B |
21.B |
22.A |
23.B |
24.D |
25.C |
26.C |
27.A |
28.B |
29.A |
30.B |
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh bị Mĩ tìm cách biến thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Cu-ba là nước đi đầu trong cuộc đấu tranh này dưới sự lãnh đạo của Phiden Catxtơrô, giành thắng lợi, 1/1/1959 nước Cộng hòa Cu-ba ra đời. Sự thắng lợi của cách mạng Cu-ba đã kéo theo sự phát triển của phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh. => Cu-ba là lá cờ đầu.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 36
Cách giải:
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ăngôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi bùng nổ, đến năm 1975 hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người. Từ sau năm 1975 đến đầu những năm 90, là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi, kết thúc bằng việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai (1993).
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 36
Cách giải:
Từ sau năm 1975 nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của CNTD cũ, giành độc lập và quyền sống của con người, thắng lợi của nhân dân Dimbabuê (1980) và Namibia (1990) đã đánh dấu cho thắng lợi này.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 35
Cách giải:
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là ở Bắc Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952).
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 40
Cách giải:
Cao trào đấu tranh mạnh mẽ ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đã biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy”. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi sâu sắc.
Chọn: C
Câu 8.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở Mĩ Latinh diễn ra cuộc đấu tranh của nhân dân Cu-ba dưới hình thức một cuộc đấu tranh vũ trang. Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển, cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ biến Mĩ Latinh thành “lục địa bùng cháy”.
Chọn: A
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 40
Cách giải:
Với Cu-ba, sau khi cách mạng thành công, Chính phủ cách mạng do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu đã tiến hành những cải cách dân chủ. Đến năm 1961 Chính phủ Cu-ba tuyên bố bắt đầu tiến hành cách mạng XHCN và xây dựng CNXH.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Mĩ Latinh gồm 33 nước, diện tích trên 20,5 triệu Km2 và dân số là 531 triệu người (2002). Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều nước ở Mĩ Latinh là những quốc gia độc lập, nhưng thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ.
Chọn: B
Câu 11.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959), những năm 60 đến những năm 80, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ngày càng phát triển, các phong trào đấu tranh diễn ra dưới hình thức vũ trang diễn ra vô cùng mạnh mẽ biến Mĩ Latinh thành “lục địa bùng cháy”.
Chọn: D
Câu 12.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Phi, tuy nhiên sau khi giành được độc lập các nước bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, song nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn, xung đột, đảo chính, đói nghèo, bệnh tật… xảy ra liên miên, điều đó đã và đang là một thách thức lớn đối với châu Phi.
Chọn: C
Câu 13.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ ở Mĩ Latinh, đặc biệt là sau thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959). Sau sự kiện này phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra đến những năm 80 liên tục và mạnh mẽ biến nơi đây thành “lục địa bùng cháy”.
Chọn: B
Câu 14.
Phương pháp: phân tích, loại trừ
Cách giải:
B, C, D: không đúng
A: Nen-xơn Man-đê-la ngay từ thời trẻ ông đã tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai. Trong thời gian bị giam giữ (1964 - 1990) ông vẫn tham gia đấu tranh, sau khi ra tù ông trở thành Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC).
Chọn: D
Câu 15.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Khu vực Mĩ Latinh trước chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức nhiều nước là những quốc gia độc lập, nhưng trên thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ và là “sân sau” của Mĩ.
Chọn: A
Câu 16.
Phương pháp: sgk trang 39
Cách giải:
Năm 1952, Mĩ thiết lập chế độ độc tài quân sự Batixta ở Cu Ba, chính quyền Batixta xóa bỏ Hiến pháp (1940) và cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam những người yêu nước. Trong bối cảnh đó nhân dân Cu Ba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
Chọn: A
Câu 17.
Phương pháp: sgk trang 35, chữ nhỏ
Cách giải:
Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triểu Pharuc.
Chọn: C
Câu 18.
Phương pháp: suy luận, loại trừ
Cách giải:
A,C, D: không đúng
B: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ đã tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ.
Chọn: B
Câu 19.
Phương pháp: suy luận, loại trừ
Cách giải:
A, B, C: phản ánh đúng về nhiệm vụ, hình thức, kết quả của cuộc đấu tranh giành độc laapj của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
D: Không phải nước nào cũng xây dựng và đi theo con đường CNXH sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ. Chỉ có Cu-ba và Venezuela là đi theo CNHX.
Chọn: D
Câu 20.
Phương pháp: phân tích, loại trừ
Cách giải:
A, C, D: không đúng
B: Khái niệm “sân sau” ở đây chính là việc ngụ ý chỉ các thuộc địa của Mĩ thiết lập được ở khu vực Mĩ Latinh (các thuộc địa kiểu mới, với chính sách xâm lược thực dân mới).
Chọn: B
Câu 21.
Phương pháp: sgk trang 36
Cách giải:
Đặc biệt lịch sử ghi nhận năm 1960, là “ Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập
Chọn: B
Câu 22.
Phương pháp: sgk trang 36
Cách giải:
Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
Chọn: A
Câu 23.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 lực lượng cách mạng ở châu Phi có sự trưởng thành vượt bậc, thành lập tổ chức lãnh đạo: Tổ chức thống nhất châu Phi (1963); giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của mình
-> Giai cấp vô sản chưa trưởng thành để lãnh đạo cách mạng.
Chọn: B
Câu 24.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô phát triển mạnh mẽ trở thành thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc. Tuy nhiên đến những năm 1989 - 1991 CNXH ở Liên Xô tan rã. Đây là 1 tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trông đó có khu vực Mĩ Latinh.
Chọn: D
Câu 25.
Phương pháp: suy luận, loại trừ
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các phong trào ở Đông Nam Á, Ấn Độ đã làm cho các nước đế quốc Anh, Pháp (2 đế quốc có nhiều thuộc địa nhất) suy yếu. Điều này đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho các nước châu Phi đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
Chọn: C
Câu 26.
Phương pháp: suy luận, loại trừ
Cách giải:
A, B: đều là kết quả của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ 2
D: tác động của phong trào giải phóng dân tộc đến trật tự 2 cực Ianta
-> thay đổi bản đồ chính trị thế giới
D: Sau khi giành độc lập không phải quốc gia nào cũng đi theo con đường XHCN -> liên quan tới hệ thống XHCN.
Chọn: C
Câu 27.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Chế độ Apacthai được chính thức thiết lập vào năm 1948 tại Nam Phi. Chế độ Apacthai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỉ XIX khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
-> Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai đã chứng tỏ một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
Chọn: A
Câu 28.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân ở Mĩ Latinh phát triển rộng khắp, so với châu Phi giai cấp công nhân Mĩ Latinh phát triển về cả số lượng và chất lượng, vì vậy phong trào đấu tranh ở đây phần lớn do các ĐCS lãnh đạo.
Chọn: B
Câu 29.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Châu Á và châu Phi trước chiến tranh thế giới thứ 2 đa số đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ (Anh, Pháp). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhằm mục tiêu chống chủ nghĩa thực dân cũ và tay sai để giải phóng dân tộc.
Chọn: A
soanvan.me