Đề bài
A. Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là:
A. Lưu Vĩnh Phúc.
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Hoàng Tá Viêm.
Câu 2: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là:
A. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng .
B. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.
D. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh.
Câu 3: Người bất chấp “lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp là:
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Nguyễn Trung Trực.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Định.
Câu 4: Kế hoạch của Pháp khi tiến hành xâm lược nước ta là:
A. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
B. Đe doạ, khống chế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải từ bỏ chính sách cấm đạo.
C. Bao vây, cấm vận, từng bước buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
D. Phối hợp với quân đội của triều đình nhà Nguyễn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu 5: Tại Gia Định, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại là vì:
A. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề.
B. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.
C. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là:
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc – hạ lưu sông Đà.
Câu 7: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là :
A. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B. Xã Hội thuộc địa.
C. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. Xã hội tư bản chủ nghĩa.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là :
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp.
B. Phần tự luận
Câu 1.
Thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ 1787 đến 1858?
Câu 2 .
Hãy trình bày khái quát cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai trong những năm 1882-1883?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. Đáp án trắc nghiệm
1.C |
2.C |
3.D |
4.A |
5.B |
6..B |
7.A |
8.B |
Câu 1. Ngày 31-8-1858, khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào Việt Nam. Quân đội triều đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân chống Pháp và đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn.
Chọn đáp án: C
Câu 2. (Sgk trang 138)
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương pháp bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Chọn đáp án: C
Câu 3. (Sgk trang 112)
Theo Hiệp ước 1862, triều đình yêu cầu Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông chống lại lênh của triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Vì Đà Nẵng có hải cảng dễ đổ bộ bằng đường biển và nếu chiếm được Đà Nẵng thì dễ phòng ngự hơn vì đèo Hải Vân ngăn chận quân triều đình phản công . Và cũng trực tiếp uy hiếp triều đình Huế . Quân triều đình quá nhu nhược mặc dù đã dự báo được sự xâm lăng của người Pháp , không có kế sách , không có chiến lược, không đoàn kết , triều đình nhu nhược đầu hàng.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Pháp tiền vào Đà Nẵng nhân dân ta đã chiến đấu rất quyết liệt, phối hợp với quân triều đình thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.
Chon đáp án: B
Câu 6.
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913) là cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Trong khi những phong trào thuộc phong trào Cần Vương tồn tại trong thời gian ngắn hơn, vi dụ: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887); khởi nghia Hương Khê (1885 – 1896); khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892).
Chọn đáp án: B
Câu 7.
Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam chính thức trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân Pháp thống trị Việt Nnam nhưng vẫn giữ lại chính quyền phong kiến để làm tay sai cho chúng.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Từ cuối thế kỉ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra mạnh mẽ tuy nhiên không giành thắng lợi. Nguyên nhân thất bại là nguyên nhân chủ quan khi chưa có một lực lượng xã hội tiến tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. Đây cùng vẫn là thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Phải đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chọn đáp án: B
B. Đáp án tự luận
Câu 1. Thực dân Pháp tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ năm 1787 đến năm 1858?
Nội dung trả lời và tính điểm như sau: (Nội dung năm hoàn toàn trong bài 19 SGK Lịch sử lớp 11 chuẩn NXBGD 1997)
Thực dân Pháp tìm cách can thiệp vào Việt Nam...
- Từ thế kỉ XVIII thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam... chúng âm mưu sử dụng các điều khoản tại hiệp ước Véc xai (1787) để đem quân vào Việt Nam hợp pháp... nhưng vì nhiều lí do âm mưu trên Pháp chưa thực hiện được.
- Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, nên ráo riết xâm lược Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á.
- Năm 1867 Napoleong II lập Hội đồng Nam kì để tìm cách can thiệp vào nước ta; tiếp sau đó đưa sứ thần vào Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”, ngay sau khi chiếm được Quảng Châu, thực dân Pháp chuẩn bị tấn công nước ta.
- Lấy cớ triều đình Huế không nhận Quốc thư và cho rằng đạo Thiên chúa bị triều đình khủng bố. Sáng ngày 1/9/1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng
Câu 2. Khái quát cuộc chiến của nhân dân Bắc Kì…
- Ngay từ đầu tháng 4 năm 1882, khi quân Pháp nổ súng đánh Bắc Kì… nhân dân Bắc Kì đã anh dũng chống Pháp
- Ở Hà Nội quân và dân ta tự tay đốt các dẫy phố, tạo thành hàng rào lửa ngăn cản giặc…khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành. Tổng đốc Hoàng Diệu đã đứng lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm…
- Dù thành Hà Nội rơi vào tay giặc nhưng các sĩ phu văn thân vẫn tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến… tiêu biểu như cuộc kháng chiến của Hoàng Tá Viêm, Trương Quảng Đảm… nhân dân không bán lương thực cho Pháp.
- Nhiều đội nghĩa dũng thành lập ở các tỉnh
- Ở Nam Định, nhân dân đốt các dãy phố dọc sông Vị Hoàng tạo thành bức tường lửa ngăn cản giặc.
- Đặc biệt là trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã làm cho quân Pháp bị đánh bại còn Rivie phải bỏ mạng. Chiến thắng Cầu Giấy đã thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc cùa nhân dân ta, đẩy quân Pháp vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
soanvan.me