Câu hỏi 1 :
Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?
- A
Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.
- B
Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
- C
Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
- D
Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Câu hỏi 2 :
Một tàu hỏa đang di chuyển từ Bắc vô Nam, người lái tàu chuyển động so với:
I/ Hành khách trên xe.
II/ Đầu tàu
III/Một người đi xe đạp trên đường
IV/ Cột mốc
- A
III
- B
II, III và IV
- C
Cả I, II, III và IV
- D
III và IV
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Người lái tàu đứng yên so với đầu tàu và các hành khách trên xe.
- Người lái tàu chuyển động so với người đi xe đạp trên đường và cột mốc bên đường.
Câu hỏi 3 :
Chuyển động cơ học là:
- A
sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
- B
sự thay đổi phương chiều của vật
- C
sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
- D
sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Câu hỏi 4 :
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
- A
Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
- B
Rắc cát trên đường ray xe lửa
- C
Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
- D
Tra dầu vào xích xe đạp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A, C, D - làm giảm ma sát
B - làm tăng ma sát
Câu hỏi 5 :
Trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh để
- A
giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
- B
trang trí cho bánh xe đẹp hơn
- C
làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
- D
tiết kiệm vật liệu
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trên lốp ô tô, xe máy và xe đạp nguời ta phải xẻ rãnh để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
Câu hỏi 6 :
Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chôc trống cho đúng ý nghĩa vật lý.
"Lực và vận tốc là các đại lượng ......."
- A
vecto
- B
thay đổi
- C
lực
- D
vận tốc
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Lực và vận tốc là các đại lượng véctơ
+ Véc tơ lực: \(\overrightarrow F \)
+ Véc tơ vận tốc: \(\overrightarrow v \)
Câu hỏi 7 :
Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
- A
Ô tô đang chuyển động
- B
Chuyển động của dòng nước chảy trên sông
- C
Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động
- D
Chuyển động của một vật rơi xuống
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Chuyển động của xe đạp khi ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động là chuyển động do quán tính.
Câu hỏi 8 :
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
- A
I; II và III
- B
II; III và IV
- C
Cả I; II; III và IV
- D
I và III
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu hỏi 9 :
Có các loại ma sát:
- A
Ma sát trượt
- B
Ma sát lăn
- C
Ma sát nghỉ
- D
Cả ba ma sát trên.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Có 3 loại lực ma sát là:
+ Ma sát trượt
+ Ma sát lăn
+ Ma sát nghỉ
Câu hỏi 10 :
Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.
- A
Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
- B
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
- C
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- D
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Câu hỏi 11 :
Hai lực cân bằng là:
- A
hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
- B
hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
- C
hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
- D
hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Câu hỏi 12 :
Đơn vị của vận tốc là:
- A
\(km.h\)
- B
\(m.s\)
- C
\(km/h\)
- D
\(s/m\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\)
Câu hỏi 13 :
Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A
Các ô tô chuyển động đối với nhau
- B
Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
- C
Các ô tô đứng yên đối với nhau
- D
Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta có: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà
A - sai vì các ô tô đứng yên đối với nhau
B - sai vì các ô tô chuyển động đối với ngôi nhà
C - đúng
D - sai vì các ô tô chuyển động đối với ngôi nhà
Câu hỏi 14 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
- A
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
- B
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
- C
Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
- D
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A - sai vì: Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác
B - sai vì: Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
C - đúng
D - sai vì: Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
Câu hỏi 15 :
Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
- A
\(t = 0,15\) giờ.
- B
\(t = 15\) giây.
- C
\(t = 2,5\) phút.
- D
\(t = 14,4\) phút.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(v = 10m/s = 10.3,6km/h = 36km/h\)
\(v = \dfrac{s}{t} \\\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{36}} = \dfrac{1}{{24}}(h) \\= 2,5(phut) = 150(s)\)
Câu hỏi 16 :
Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính \(25cm\). Nếu xe chạy với vận tốc \(54km/h\) thì số vòng quay bánh xe mỗi một giờ là bao nhiêu? Lấy \(\pi = 3,14\)
- A
\(34295\)
- B
\(34395\)
- C
\(17197\)
- D
\(17219\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Tính quãng đường mà bánh xe đi được trong một giờ: \(s = vt\)
+ Sử dụng công thức tính chu vi hình tròn: \(C = 2\pi r = \pi d\)
+ Xác định số vòng quay của xe
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(r = 25cm = 0,25m\)
+ Quãng đường mà bánh xe đi được trong một giờ: \(s = vt = 54.1 = 54km = 54000m\)
+ Chu vi một vòng quay: \(C = 2\pi r = 2.3,14.0,25 = 1,57m\)
=> Số vòng quay: \(n = \frac{s}{C} = \frac{{54000}}{{1,57}} \approx 34395\) vòng
Câu hỏi 17 :
Nam đứng gần \(1\) giếng và hét lên một tiếng, sau \(0,5\) giây kể từ khi hét Nam nghe thấy tiếng vọng lại từ đáy giếng. Hỏi chiều sâu giếng là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là \(330m/s\)
- A
\(660{\rm{ }}m\)
- B
\(330{\rm{ }}m\)
- C
\({\rm{82,5 }}m\)
- D
\(55m\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính vận tốc: \(v=\dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi độ sâu của giếng là \(s\)
Ta có: \(0,5\) giây là thời gian từ lúc Nam hét đến khi âm đến đáy giếng rồi phản xạ truyền lại chỗ Nam
=> Quãng đường mà âm đi được là \(2s\)
Ta có:
\(t = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{v} \\\to s = \dfrac{{vt}}{2} = \dfrac{{330.0,5}}{2} = 82,5m\)
Câu hỏi 18 :
Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(5m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
- B
\(t = 15 giây\).
- C
\(t = 5 phút\).
- D
\(t = 14,4phút\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(v = 5m/s = 5.3,6km/h = 18km/h\)
\(v = \dfrac{s}{t}\)
Vậy thời gian để người đó đi hết quãng đường \(1,5km\) đó là:
\(\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{18}} = \dfrac{1}{{12}}(h) = 5(phut) = 300(s)\)
Câu hỏi 19 :
Một người đi bộ trên đoạn đường \(ABC\). Biết trên đoạn đường \(AB\) người đó đi với vận tốc \(10km/h\), trong thời gian \({t_1} = 30\) phút; trên đoạn đường \(BC\) người đó đi với vận tốc \(8km/h\), trong thời gian \({t_2} = 15\) phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường \(ABC\) là:
- A
\(9km/h\)
- B
\(9,3km/h\)
- C
\(8,3km/h\)
- D
\(8,7km/h\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = 30ph = 0,5h\\{t_2} = 15ph = 0.25h\end{array} \right.\)
+ Quãng đường AB: \(AB = {s_1} = {v_1}{t_1} = 10.0,5 = 5km\)
+ Quãng đường BC: \(BC = {s_2} = {v_2}{t_2} = 8.0,25 = 2km\)
Vận tốc trung bình trên đoạn đường \(ABC\) là :
\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{5 + 2}}{{0,5 + 0,25}} = 9,3km/h\)
Câu hỏi 20 :
Một người đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc \(12km/h\) . Biết vận tốc trung bình cả đoạn đường là \(8km/h\) . Vận tốc người đó đi nửa đoạn đường sau là:
- A
\(6km/h\)
- B
\(6,25km/h\)
- C
\(6,5km/h\)
- D
\(6,75km/h\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \({v_1},{v_2}\) lần lượt là vận tốc mà người đó đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường sau.
\({t_1},{t_2}\) lần lượt là thời gian mà người đó đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường sau.
Ta có:
\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{{{t_1} + {t_2}}}{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Mặt khác, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{s}{{{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{s}{{{v_2}}}\end{array} \right.\)
Thay vào \(\left( 1 \right)\) ta được:
\(\begin{array}{l}{v_{tb}} = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{{\dfrac{s}{{{v_1}}} + \dfrac{s}{{{v_2}}}}}\\ \leftrightarrow 8 = \dfrac{2}{{\dfrac{1}{{{v_1}}} + \dfrac{1}{{12}}}}\\ \to {v_1} = 6km/h\end{array}\)
Câu hỏi 21 :
Hai bến sông A và B cách nhau \(24{\rm{ }}km\), dòng nước chảy đều theo hướng \(A\) đến \(B\) với vận tốc \(6km/h\). Một canô đi từ A đến B mất \(1h\). Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.
- A
\(1\) giờ \(30\) phút
- B
\(1\) giờ \(15\) phút
- C
\(2\) giờ
- D
\(2,5\) giờ
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc: \(v = \frac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi vận tốc của canô khi dòng nước không chảy là: \({V_{can{\rm{o}}}}\)
Vận tốc của canô + vận tốc dòng chảy bằng: $\dfrac{{AB}}{t} = \dfrac{{24}}{1} = 24km/h$
Ta có:
Khi canô xuôi dòng: \({V_{can{\rm{o}}}} + 6 = 24\)
\( \to {V_{can{\rm{o}}}} = 18km/h\)
Khi ngược dòng, thời gian canô phải đi là:
\(t = \dfrac{{24}}{{18 - 6}} = 2h\)
Câu hỏi 22 :
Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
- A
Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
- B
Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 20N.
- C
Lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
- D
Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Điểm đặt tại vật.
- Phương ngang, chiều từ trái sang phải.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước: Mỗi mắt xích ứng với \(10N \to \) 2 mắt xích ứng với \(20N\)
Câu hỏi 23 :
Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N?
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án A sai vì lực có chiều từ phải sang trái, mỗi mắt xích ứng với \(20N \to \) 2 mắt xích ứng với \(40N\).
Đáp án B sai vì lực có chiều từ phải sang trái.
Đáp án C sai vì mỗi mắt xích ứng với \(1N \to \) 2 mắt xích ứng với \(2N\).
Đáp án D đúng.
Câu hỏi 24 :
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ \(30N\). Khối lượng vật là bao nhiêu?
- A
\(m > 3kg\)
- B
\(m = 30kg\)
- C
\(m = 3kg\)
- D
\(m < 3kg\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vận dụng định nghĩa lực cân bằng
+ Sử dụng biểu thức xác định trọng lực: \(P = 10m\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: \(F = P = 30N\)
+ Trọng lực: \(P = 10m \to m = \dfrac{P}{10} = \dfrac{{30}}{{10}} = 3kg\)
Câu hỏi 25 :
Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:
- A
\(500N\)
- B
Lớn hơn \(500N\)
- C
Nhỏ hơn \(500N\)
- D
Chưa thể tính được
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều
+ Xác định các lực cân bằng
Lời giải chi tiết:
Ta có
+ Xe máy chuyển động đều => các lực tác dụng lên xe cân bằng nhau
+ Theo phương chuyển động, xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát
Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 500N\)