Câu hỏi 1 :
Đại lượng nào làm thay đổi vận tốc của vật:
- A
Quãng đường
- B
Thời gian
- C
Công suất
- D
Lực
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
=> Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động
Câu hỏi 2 :
Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
- A
Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
- B
Quả dừa rơi từ trên cao xuống
- C
Chuyển động của cành cây khi gió thổi
- D
Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.
=> Trường hợp: Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc xuất hiện lực ma sát nghỉ
Câu hỏi 3 :
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
- A
Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
- B
Rắc cát trên đường ray xe lửa
- C
Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
- D
Tra dầu vào xích xe đạp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A, C, D - làm giảm ma sát
B - làm tăng ma sát
Câu hỏi 4 :
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
- A
Xe đột ngột tăng vận tốc
- B
Xe đột ngột giảm vận tốc
- C
Xe đột ngột rẽ sang phải
- D
Xe đột ngột rẽ sang trái
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải khi xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu hỏi 5 :
Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
- A
Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
- B
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
- C
Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.
- D
Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển.
Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm.
Ngoài Trái Đất ra, trên một số thiên thể khác cũng có áp suất
=> Phương án C - sai
Câu hỏi 6 :
Chọn câu đúng nhất:
- A
Các yếu tố của vecto lực là phương, chiều.
- B
Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều.
- C
Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, độ lớn.
- D
Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Câu hỏi 7 :
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai?
- A
Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường
- B
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn
- C
Ô tô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe
- D
So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
So với học sinh đang đi trong sân trường, các học sinh ngồi trong lớp là chuyển động.
Câu hỏi 8 :
Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
- A
Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- B
Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- C
Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
- D
Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ
Vì: đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
Câu hỏi 9 :
Trong các câu có chứa cụm từ "chuyển động", "đứng yên" sau đây, câu nào đúng?
- A
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại có thể đứng yên đối với vật khác.
- B
Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì chắc chắn đứng yên đối với vật khác.
- C
Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì không thể đứng yên đối với vật khác.
- D
Một vật xem là đứng yên đối với vật này, thì chắc chắn chuyển động đối với vật khác.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Câu hỏi 10 :
Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?
- A
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- B
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- C
Công thức tính vận tốc là: \(s = \dfrac{v}{t}\).
- D
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Sử dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\) và đơn cị đo vận tốc.
Lời giải chi tiết:
Công thức tính vận tốc là \(v = \dfrac{s}{t}\) do vậy phát biểu C sai.
Câu hỏi 11 :
Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:
- A
\(p = \frac{F}{S}\)
- B
\(p = FS\)
- C
\(p = \frac{P}{S}\)
- D
\(p = dV\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có: Áp suất được tính bởi công thức: \(p = \frac{F}{S}\)
Trong đó:
+ \(F\): áp lực \(\left( N \right)\)
+ \(S\): diện tích mặt bị ép \(\left( {{m^2}} \right)\)
+ \(p\): áp suất \(\left( {N/{m^2}} \right)\)
Câu hỏi 12 :
Hai lực đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều là:
- A
Hai lực không cân bằng
- B
Hai lực cân bằng
- C
Quán tính
- D
Khối lượng
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu hỏi 13 :
Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Hãy chọn câu đúng
- A
Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
- B
Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
- C
Thời gian chuyển động dài hay ngắn
- D
Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu hỏi 14 :
Đổ nước đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín bằng tờ bìa không thắm nước, lộn ngược lại thì nước không chảy ra. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí nào?
- A
Áp suất của chất lỏng.
- B
Áp suất của chất khí.
- C
Áp suất khí quyển.
- D
Áp suất cơ học.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng: Đổ nước đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín bằng tờ bìa không thắm nước, lộn ngược lại thì nước không chảy ra liên quan đến áp suất khí quyển.
Câu hỏi 15 :
Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
- A
\(t = 0,15\) giờ.
- B
\(t = 15\) giây.
- C
\(t = 2,5\) phút.
- D
\(t = 14,4\) phút.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(v = 10m/s = 10.3,6km/h = 36km/h\)
\(v = \dfrac{s}{t} \\\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{36}} = \dfrac{1}{{24}}(h) \\= 2,5(phut) = 150(s)\)
Câu hỏi 16 :
Một chiếc tàu đi xuôi dòng từ bến A đến hết bến B hết \(2\) giờ. Nếu tàu này đi ngược dòng từ bến B đến bến A thì hết \(3\) giờ. Tính khoảng cách từ bến A đến bến B, biết vận tốc của tàu khi đi xuôi dòng hơn vân tốc của tàu khi đi ngược dòng là \(6km/h\)?
- A
\(30km\)
- B
\(32km\)
- C
\(36km\)
- D
\(38km\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Cách 1:
+ Cần phải tính được vận tốc xuôi dòng hoặc là vận tốc ngược dòng.
+ Lấy vận tốc vừa tìm được nhân với thời gian tương ứng
+ Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Cách 2:
+ Ta đi tìm trung bình mỗi giờ tàu đi xuôi dòng được số phần của quãng sông AB là bao nhiêu.
+ Trung bình mỗi giờ tàu đi ngược dòng được số phần của quãng sông AB là bao nhiêu.
+ Tính trung bình mỗi giờ dòng nước trôi được bao nhiêu phần của quãng sông AB
+ Vận tốc xuôi dòng hơn vận tốc ngược dòng 6km/giờ đó chính là 2 lần vận tốc của dòng nước, từ đó ta tính được vận tốc của dòng nước.
Lời giải chi tiết:
- Cách 1:
Tỉ số thời gian xuôi dòng và ngược dòng là: \(\dfrac{2}{3}\)
Trên cùng một quãng sông AB thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, nên ta có tỉ số giữa vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là: \(\dfrac{3}{2}\)
Ta có sơ đồ sau:
Câu hỏi 17 :
Một ô tô rời bến lúc \(6h\) với vận tốc \(40km/h\) di chuyển từ Quảng Ninh đến Hà Nội, biết Quảng Ninh cách Hà Nội \(150km\). Ô tô đến Hà Nội lúc mấy giờ, coi quá trình đi xe không dừng nghỉ.
- A
\(9h\)
- B
\(9h30p\)
- C
\(9h45p\)
- D
\(10h\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính thời gian: \(t = \dfrac{s}{v}\)
+ Xác định thời điểm ô tô xuất phát và thời điểm ô tô đến Hà Nội
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Lúc \(6\) giờ: Ô tô bắt đầu rời bến
Thời gian ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội là:
\(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{150}}{{40}} = 3,75h = 3h45p\)
+ Ô tô đến Hà Nội lúc: \(6h + 3h45p = 9h45p\)
Câu hỏi 18 :
Hải đi bộ từ nhà đến trường mất \(15\) phút, biết vận tốc trung bình \(8km/h\). Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:
- A
\(2km\)
- B
\(2,5km\)
- C
\(5km\)
- D
\(3km\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(15p = 0,25\) giờ
Ta có: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} \to s = {v_{tb}}t = 8.0,25 = 2km\)
Câu hỏi 19 :
Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là:
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Mỗi mắt xích ứng với \(20N \to 40N\) ứng với 2 mắt xích
=> Hình b biểu diễn đúng lực tác dụng lên vật.
Câu hỏi 20 :
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ \(30N\). Khối lượng vật là bao nhiêu?
- A
\(m > 3kg\)
- B
\(m = 30kg\)
- C
\(m = 3kg\)
- D
\(m < 3kg\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vận dụng định nghĩa lực cân bằng
+ Sử dụng biểu thức xác định trọng lực: \(P = 10m\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: \(F = P = 30N\)
+ Trọng lực: \(P = 10m \to m = \dfrac{P}{10} = \dfrac{{30}}{{10}} = 3kg\)
Câu hỏi 21 :
Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là \(20000N\). Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:
- A
\(20000N\)
- B
Lớn hơn \(20000N\)
- C
Nhỏ hơn \(20000N\)
- D
Không thể tính được
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có, đoàn tàu đang vào ga => chuyển động của tàu chậm dần
Lực kéo của đầu máy là \(F = 20000N\)
=> Để đoàn tàu từ từ dừng lại thì \({F_{m{\rm{s}}}} > F = 20000N\)
Câu hỏi 22 :
Vật thứ nhất có khối lượng \({m_1} = 1{\rm{ }}kg\), vật thứ hai có khối lượng \(2kg\). Hãy so sánh áp suất \({p_1}\) và \({p_2}\) của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
- A
\({p_1} = {p_2}\)
- B
\({p_1} = 2{p_2}\)
- C
\(2{p_1} = {p_2}\)
- D
Không so sánh được.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \dfrac{F}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)
Để so sánh áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép
Theo đầu bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác định được diện tích bị ép của mỗi vật
=> Không so sánh áp lực của hai vật được.
Câu hỏi 23 :
Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
- A
Bình 1
- B
Bình 2
- C
Bình 3
- D
Bình 4
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, áp suất \(p = dh\)
Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
Từ hình ta thấy, bình 1 có chiều cao cột chất lỏng lớn nhất
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 1 lớn nhất.
Câu hỏi 24 :
Cứ cao lên \(12m\) áp suất khí quyển lại giảm khoảng \(1mmHg\). Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li có độ cao \(350mm\). Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).
- A
\(8km\)
- B
\(4,8{\rm{ }}km\)
- C
\(4320{\rm{ }}m\)
- D
\(4920{\rm{ }}m\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li
=> Áp suất của máy bay ở độ cao \(h\) đó là: \(p = 350mmHg\)
Lại có: Cứ cao lên \(12m\) áp suất khí quyển lại giảm khoảng \(1mmHg\).
=> Độ giảm áp suất tại độ cao \(h\) là: \(\Delta p = \dfrac{h}{{12}}mmHg\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}p = {p_0} - \Delta p \to \Delta p = {p_0} - p = 760 - 350 = 410mmHg\\ \leftrightarrow \dfrac{h}{{12}} = 310 \to h = 4920m\end{array}\)
Câu hỏi 25 :
Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:
- A
Tăng
- B
Giảm
- C
Không đổi
- D
Không xác định được
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Tính thể tích của phần nước bị cục đá chiếm chỗ
- Sử dụng công thức tính lực đẩy ác-si-mét: \({F_A} = dV\)
- Sử dụng định nghĩa cân bằng lực
+ Tính thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành: \(P = dV\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \({P_d}\) là trọng lượng của cục đá khi chưa tan hết
\({V_1}\) là thể tích của phần nước đá bị cục đá chiếm chỗ
\({d_n}\) là trọng lượng riêng của nước
\({F_A}\) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan
\({P_2}\) là trọng lượng của cục nước đá tan hết tạo thành
\({V_2}\) là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành
Ta có:
+ Khi cục nước đá đang nổi trong bình nước, thì trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với nhau:
\(\begin{array}{l}{P_d} = {F_A} = {V_1}{d_n}\\ \to {V_1} = \frac{{{P_d}}}{{{d_n}}}\end{array}\)
+ Trọng lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành là: \({P_2} = {V_2}{d_n} \to {V_2} = \frac{{{P_2}}}{{{d_n}}}\)
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:
\({P_2} = {P_d} \to {V_2} = {V_1}\)
=> Thể tích của phần nước đá bị chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết.
=> Mực nước trong cốc không thay đổi.