Câu hỏi 1 :
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A
Quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- B
Nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- C
Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, nền cộng hòa.
- D
Nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, quân chủ lập hiến.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII để trả lời
Lời giải chi tiết:
Tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Chế độ quân chủ lập hiến: từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792.
- Bước đầu của nền cộng hòa: từ ngày 21-9-1792 đến ngày 2-6-1793.
- Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh: từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794.
Câu hỏi 2 :
Lực lượng chính trị nào cầm quyền ở Pháp từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792?
- A
Phái lập hiến.
- B
Phái Quốc hội.
- C
Phái quân chủ.
- D
Phái quý tộc.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cách mạng thắng lợi ở Pari và trên cả nước đã đưa phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền nhưng Lu-I XVI vẫn được giữ ngôi vua mặc dù không có quyền hành gì cả.
Câu hỏi 3 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 là
- A
Làm lung lay nền thống trị của thực dân Anh
- B
Thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh
- C
Thắt chặt khối đoàn kết dân tộc ở Ấn Độ
- D
Giành được quyền tự trị, thúc đẩy nền kinh tế dân tộc phát triển
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 có tác dụng thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh
Câu hỏi 4 :
Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập không nhằm mục tiêu nào sau đây?
- A
Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa
- B
Thành lập Dân quốc
- C
Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất
- D
Đánh đổ đế quốc, khôi phục Trung Hoa
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tháng 8- 1905, Tôn Trung Sơn và những người đồng chí của mình đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 5 :
Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?
- A
Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc
- B
Thỏa hiệp với thực dân Anh
- C
Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
- D
Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ra đời của Đảng Quốc đại để trả lời
Lời giải chi tiết:
Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.
Câu hỏi 6 :
Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?
- A
Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu.
- B
Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
- C
Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công.
- D
Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình châu Mĩ thế kỉ XV- XVI để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa
Câu hỏi 7 :
Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân là
- A
Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
- B
Dân tộc độc lập, dân chủ, tự do, dân sinh hạnh phúc
- C
Dân tộc độc lập, dân quyền tự do
- D
Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tôn Trung Sơn đã đề ra Học thuyết Tam dân với nội dung cơ bản: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Câu hỏi 8 :
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nông dân Anh phải ra thành thị làm thuê hay di cư sang nước ngoài?
- A
Họ bị mất ruộng đất
- B
Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn.
- C
Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.
- D
Họ dần bị tư sản hóa.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm kinh tế nông nghiệp ở Anh thế kỉ XVII để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Những quý tôc chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ đuổi tá điền, biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu. Những người nông dân bị mất ruộng đất phải kéo ra thành thị làm thuê hoặc di cư sang nước ngoài
Câu hỏi 9 :
Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A
Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập
- B
Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7
- C
Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
- D
Vua Lu-I XVI bị xử tử
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cách mạng tư sản Pháp để trả lời
Lời giải chi tiết:
Ngày 14-7-1789, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti- biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp và giành thắng lợi. Sự kiện này đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Câu hỏi 10 :
Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
- A
Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"
- B
Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc
- C
Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản
- D
Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:
- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo.
- Phải thực hiện liên minh công nông.
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Phải xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu hỏi 11 :
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước
- A
Quân chủ lập hiến
- B
Quân chủ chuyên chế
- C
Cộng hòa tổng thống
- D
Cộng hòa liên bang
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Câu hỏi 12 :
Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là
- A
Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
- B
Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
- C
Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.
- D
Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Chế độ chính trị của Mĩ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
Câu hỏi 13 :
Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
- A
Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước
- B
Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.
- C
Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân
- D
Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình kinh tế Anh để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc đại hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
Câu hỏi 14 :
Lực lượng chủ yếu trúng cử trong cuộc bầu cử Hội đồng công xã là
- A
Thương nhân, thợ thủ công
- B
Nông dân, thợ thủ công
- C
Địa chủ, nông dân
- D
Công nhân, trí thức
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào sự thành lập Công xã để trả lời
Lời giải chi tiết:
Ngày 26-3-1871, nhân dân Pari tiến hành bầu Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và tri thức, đại diện cho nhân dân lao động Pari
Câu hỏi 15 :
Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
- A
Do giai cấp tư sản lãnh đạo
- B
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- C
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
- D
Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào thành quả của cách mạng tư sản Pháp để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa
- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng
- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người
- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau
Câu hỏi 16 :
Tại sao Công xã Pa-ri được đánh giá là nhà nước kiểu mới?
- A
Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- B
Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
- C
Công xã xóa bỏ quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
- D
Công xã đã thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào những hoạt động của Công xã Pa-ri để nhận xét
Lời giải chi tiết:
Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vị quyền lợi của nhân dân. Cụ thể:
+ Nhà thờ tách khỏi trường học.
+ Giao cho Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn.
+ Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân
+ Hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ
+ Quy định giá bán bánh mì
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn học phí
Câu hỏi 17 :
Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
- A
Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa
- B
Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
- C
Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.
- D
Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
So sánh chính sách đầu tư tư bản của hai nước để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.
Câu hỏi 18 :
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?
- A
Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ
- B
Tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm
- C
Binh lính Xi-pay bị bắt đi đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
- D
Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xipay để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là do tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm nghiêm trọng khi họ phải dùng các đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, họ phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi người lính Xi-pay theo đạo Hindu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn
Câu hỏi 19 :
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản
- A
Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh
- B
Sự hình thành chủ nghĩa thực dân
- C
Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
- D
Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các ngành kinh tế, sau đó mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
Câu hỏi 20 :
Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là
- A
Hình thức đấu tranh
- B
Kết quả
- C
Lực lượng tham gia
- D
Phương pháp
Đáp án: A
Phương pháp giải:
So sánh hai cuộc cách mạng tư sản để trả lời
Lời giải chi tiết:
Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là hình thức đấu tranh.
- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa vua Sác- lơ I với quốc hội nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập để lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển