Câu hỏi 1 :

Chuyển động thẳng đều không có đặc điểm nào dưới dây:

  • A

    Quỹ đạo là một đường thẳng

  • B

    Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

  • C

    Vật đi được những quãng đường như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ

  • D

    Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trong các đặc điểm trên, chuyển động thẳng đều không có đặc điểm: Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

Vì lúc xuất phát: vận tốc tăng, lúc dừng lại: vận tốc giảm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng \(9N\) và \(12N\). Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A

    \(15N\)

  • B

    \(2,5N\)

  • C

    \(108N\)

  • D

    \(25N\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng điều kiện của hợp lực: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, hợp lực F
\(\begin{array}{l}\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\\ \Leftrightarrow 12 - 9 \le F \le 12 + 9\\ \Leftrightarrow 3N \le F \le 21N\end{array}\)

\( \Rightarrow F = 15N\) có thể là độ lớn của hợp lực.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc của vật là

  • A

    Vận tốc

  • B

    Quãng đường

  • C

    Gia tốc

  • D

    Tốc độ trung bình

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

\(\vec a = \dfrac{{\vec v - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \vec v}}{{\Delta t}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biểu thức nào sau đây là biểu thức đúng của công thức cộng vận tốc:

  • A

    \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

  • B

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  - \overrightarrow {{v_{23}}} \)

  • C

    \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\)

  • D

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Trong đó:

     + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

     + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

     + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

     + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối

     + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo

     + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tuyệt đối.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là:

  • A

    Thước mét

  • B

    Lực kế

  • C

    Đồng hồ

  • D

    Cân

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa và công dụng của các dụng cụ đo

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Thước mét - đo chiều dài

+ Lực kế - đo lực

+ Đồng hồ - đo thời gian

+ Cân - đo khối lượng

=> Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là lực kế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn câu sai trong các câu sau:

  • A

    Trong không khí, vật nào có lực cản nhỏ hơn sẽ rơi nhanh hơn

  • B

    Trong chân không, các vật nặng nhẹ rơi như nhau

  • C

    Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.

  • D

    Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C – đúng

D – sai vì: ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chuyển động cơ học là sự thay đổi:

  • A

    Trạng thái của vật theo thời gian

  • B

    Tốc độ của vật theo thời gian

  • C

    Năng lượng của vật theo thời gian

  • D

    Vị trí của vật theo thời gian

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chuyển động tròn là:

  • A

    Chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn

  • B

    Chuyển động có hướng không đổi

  • C

    Chuyển động có chiều chuyển động luôn không đổi

  • D

    Chuyển động có gia tốc bằng 0

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trường hợp nào dưới đây  có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?

  • A

    Đoàn tàu lúc khởi hành.

  • B

    Đoàn tàu đang qua cầu.

  • C

    Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.

  • D

    Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét

Phương án D – Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội Vinh được coi như một chất điểm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chọn câu đúng?

Từ các phương trình vận tốc cho biết tính chất các chuyển động sau

  • A

    \(v = 5 + 2t\) => vật chuyển động thẳng đều.

  • B

    \(v = 3t\) => vật chuyển động chậm dần đều.

  • C

    \(v =  - 2t + 9\) => vật chuyển động nhanh dần đều.

  • D

    \(v = 6t\) => vật chuyển động nhanh dần đều.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đọc phương trình vận tốc theo thời gian của vật

Lời giải chi tiết:

A - sai vì chuyển động thẳng đều có vận tốc không đổi

B - sai vì: \(a = 3,{v_0} = 0\)  => vật chuyển động nhanh dần

C - sai vì \(a =  - 2;{v_0} = 9\) => vật chuyển động chậm dần

D- đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động

  • A

    tròn đều.

  • B

    thẳng đều.

  • C

    cong đều.

  • D

    biến đổi đều.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian.

\( \Rightarrow \) Vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau

\( \Rightarrow \) chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ

  • A

    Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh

  • B

    Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa

  • C

    Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa

  • D

    Lực của búa tác dụng đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

Lời giải chi tiết:

Theo định luật III Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:

\({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

=> Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Lực là:

  • A

    Đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật

  • B

    Đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác kết quả là làm vật chuyển động.

  • C

    Đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

  • D

    Đại lượng vật lý vô hướng gây ra vận tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một thang máy mang một người từ tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 2 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.

  • A

    22m

  • B

    8m

  • C

    12m

  • D

    13m

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: Thang máy di chuyển từ tầng hầm - tầng trệt - tầng 1 - tầng 2:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Từ hai địa điểm A và B cách nhau \(180km\) có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc \({v_1} = 36km/h\), xe từ B có vận tốc \({v_2} = 54km/h\). Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:

  • A

    \(t = 10h;x = 360km\)

  • B

    \(t = 1,8h;x = 64,8km\)

  • C

    \(t = 2h;x = 72km\)

  • D

    \(t = 36s,x = 360m\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Chọn HQC

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật: \(x = {x_0} + vt\)

+ Hai xe gặp nhau: \({x_1} = {x_2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là \(v = 10 - 2t\), t – tính theo giây, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8s đầu tiên là bao nhiêu? Biết sau khi dừng lại vật đứng yên tại chỗ.

  • A

    \(25m\)

  • B

    \(16m\)

  • C

    \(34m\)

  • D

    \(49m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Đọc phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)

+ Sử dụng hệ thức liên hệ: \({v^2} - v_0^2 = 2as\) 

Lời giải chi tiết:

Từ phương trình vận tốc: \(v = 10 - 2t\) ta suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 10m/s\\a =  - 2m/{s^2}\end{array} \right.\)

Xe dừng lại khi \(v = 0 \Leftrightarrow 10 - 2t = 0 \Rightarrow t = \dfrac{{10}}{2} = 5s\)

Nhận thấy sau 5s xe dừng lại

Quãng đường xe đi được đến khi dừng lại (5s) là: \(s = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{0 - {{10}^2}}}{{2.\left( { - 2} \right)}} = 25m\)

Quãng đường xe đi được trong 8s đầu là \(s = 25m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở một tầng tháp cách mặt đất \(45m\), một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ 2 xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ 2. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A

    \(16m/s\)

  • B

    \(4m/s\)

  • C

    \(2,5m/s\)

  • D

    \(12,5m/s\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Chọn hệ quy chiếu: Vị trí ban đầu, chiều dương

+ Chọn gốc thời gian

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ dài là \(5{\rm{ }}m/s\) và có tốc độ góc \(10{\rm{ }}rad/s\). Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là:

  • A

    \(50m/{s^2}\)

  • B

    \(2m/{s^2}\)

  • C

    \(0,5m/{s^2}\)

  • D

    \(5m/{s^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức : \(v = \omega r\)

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Vận tốc dài và vận tốc góc liên hệ với nhau theo biểu thức: \(v = \omega r\)  (1)

+ Gia tốc hướng tâm của vật: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = v\omega  = 5.10 = 50m/{s^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Ở một đoạn sông thẳng, dòng nước có vận tốc \({v_0}\), một người từ vị trí \(A\) ở bờ sông này muốn chèo thuyền tới vị trí \(B\) ở bờ sông bên kia. Cho \(AC = 4,CB = 3\). Độ lớn nhỏ nhất của vận tốc thuyền so với nước mà người này phải chèo đều để đến \(B\) là:

  • A

    \(0,8{v_0}\)

  • B

    \(1,2{v_0}\)

  • C

    \(\frac{2}{3}{v_0}\)

  • D

    \(\frac{5}{4}{v_0}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định các thông số:

     + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

     + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

     + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

     + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

     + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên

     + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên

- Vận dụng công thức cộng vận tốc:  \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Thuyền (1)

+ Dòng nước (2)

+ Bờ sông (3)

+ Vận tốc của thuyền (1) so với dòng nước (2): \({v_{12}} = u\)

+ Vận tốc của dòng nước (2) so với bờ (3): \({v_{23}} = {v_0}\)

+ Vận tốc của thuyền (1) so với bờ (2): \({v_{13}} = v\)

- Vận dụng công thức cộng vận tốc, ta có:  \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}}  \leftrightarrow \overrightarrow v  = \overrightarrow u  + \overrightarrow {{v_0}} \)

Để thuyền đến được điểm B thì \(\overrightarrow v \) phải có hướng \(\overrightarrow {AB} \).

Từ hình ta thấy, \({u_{\min }}\) khi \(\overrightarrow u  \bot \overrightarrow v \)

Ta suy ra:

\(\begin{array}{l}{u_{\min }} = {v_0}\sin \alpha  = {v_0}\frac{{AC}}{{AB}}\\ = {v_0}\frac{{AC}}{{\sqrt {A{C^2} + B{C^2}} }}\\ = {v_0}\frac{4}{{\sqrt {{4^2} + {3^2}} }} = 0,8{v_0}\end{array}\)

Vậy để thuyền đến được điểm B thì vận tốc thuyền so với nước nhỏ nhất phải là \({u_{\min }} = 0,8{v_0}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Chọn câu trả lời đúng. Một canô đi xuôi dòng nước từ bến \(A\) đến bến  \(B\) hết \(2h\), còn nếu đi ngược từ \(B\) về \(A\) hết \(3h\) . Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là \(5{\rm{ }}km/h\). Vận tốc của canô so với dòng nước là:

  • A

    \(25km/h\)

  • B

    \(1km/h\)

  • C

    \(15km/h\)

  • D

    \(10km/h\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng công thức cộng vận tốc: \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

+ Sử dụng công thức tính quãng đường: \(s = vt\)

Lời giải chi tiết:

+ Khi thuyền đi xuôi dòng có: \({v_x} = {v_{cn}} + {v_{nc}} = {v_{cn}} + 5\)

+ Khi thuyền đi ngược dòng: \({v_n} = {v_{cn}} - {v_{nc}} = {v_{cn}} - 5\)

Do quãng đường AB không đổi ta có:

\({v_x}.2 = {v_n}.3 =  > \left( {{v_{cn}} + 5} \right).2 = \left( {{v_{cn}} - 5} \right).3 =  > {v_{cn}} = 25km/h\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 600 và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng T1 của dây OA bằng:

  • A

    \(\frac{{2P}}{{\sqrt 2 }}\)   

  • B

    \(\frac{{2P}}{{\sqrt 3 }}\)

  • C

    \(2P\)

  • D

    \(P\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng phương pháp tổng hợp và phân tích lực

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật

+ Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần

Lời giải chi tiết:

+ Phân tích lực \({\overrightarrow T _1}\) thành hai thành phần theo phương Ox và Oy, ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Từ mặt đất người ta ném một vật khối lượng 5kg lên cao theo phương thẳng đứng. Thời gian đạt độ cao cực đại là \({t_1}\), thời gian trở lại mặt đất là \({t_2}\). Biết \({t_1} = \dfrac{{{t_2}}}{2}\). Cho \(g = 10m/{s^2}\). Độ lớn lực cản không khí (xem như không đổi) có giá trị là:

  • A

    10N

  • B

    15N

  • C

    20N

  • D

    30N

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định luật II Niutơn:  \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)

+ Viết phương trình vận tốc của vật:  $v = {v_0} + at$

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t.  Tỉ số \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = ?\)

  • A

    2

  • B

    1,5

  • C

    1

  • D

    0,5

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

+Áp dụng định luật II - Niutơn cho vật:

  • Trên đoạn đường AB: \({a_1} = \frac{{{F_1}}}{m}\) (1)
  • Trên đoạn đường BC: \({a_2} = \frac{{{F_2}}}{m}\) (2)

Lấy (2)/(1) ta được: \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}\) (3)

+ Mặt khác, ta có:

  • \({a_1} = \frac{{{v_1} - {v_{01}}}}{t} = \frac{{10 - 0}}{t} = \frac{{10}}{t}\)
  • \({a_2} = \frac{{{v_2} - {v_{02}}}}{t} = \frac{{15 - 10}}{t} = \frac{5}{t}\)

Thay vào (3), ta được: \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{\frac{5}{t}}}{{\frac{{10}}{t}}} = \frac{1}{2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Lần lượt tác dụng lực có độ lớn ${F_1}$ và ${F_2}$ lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là ${a_1};{a_2}$. Biết $3{F_1} = 2{F_2}$. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số  $\dfrac{{{a_2}}}{{{a_1}}}$

  • A

    $\dfrac{3}{2}$

  • B

    $\dfrac{2}{3}$

  • C

    \(3\)

  • D

    $\dfrac{1}{3}$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật II Niutơn:  \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Theo định luật II Niutơn, ta có:

\({a_1} = \dfrac{{{F_1}}}{m},{a_2} = \dfrac{{{F_2}}}{m}\)

Ta có: \(\dfrac{{{a_2}}}{{{a_1}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \dfrac{{\dfrac{{3{F_1}}}{2}}}{{{F_1}}} = \dfrac{3}{2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một thanh cứng, mảnh $AB$ có chiều dài \(l = 2m\) dựng đứng sát bức tường thẳng đứng như hình. Ở đầu $A$ của thanh có một con kiến. Khi đầu $A$ của thanh bắt đầu chuyển động trên sàn ngang về bên phải theo phương vuông góc với bức tường thì con kiến cũng bắt đầu bò dọc theo thanh. Đầu $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_1} = 0,5cm/s\) so với sàn kể từ vị trí tiếp xúc với bức tường. Con kiến bò thẳng đều với vận tốc \({v_2} = 0,2cm/s\) so với thanh kể từ đầu $A$. Độ cao cực đại của con kiến đối với sàn ngang là bao nhiêu? Biết rằng đầu B của thanh luôn tiếp xúc với tường.

  • A

    $0,4m$

  • B

    $2cm$

  • C

    $0,6m$

  • D

    $10cm$

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải