Câu hỏi 1 :

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

  • A

    I và III

  • B

    III và IV

  • C

    II và IV

  • D

    I và IV

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Sứ và thủy tinh là chất cách điện

+ Đồng và sắt là chất dẫn điện

Quả cầu B làm bằng chất dẫn điện (sắt,đồng) sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Điện tích điểm là:

  • A

    Một vật tích điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét

  • B

    Một vật tích điện có kích thước rất lớn so với khoảng cách điểm mà ta đang xét

  • C

    Một vật tích điện có kích thước lớn so với khoảng cách điểm mà ta đang xét

  • D

    Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện

  • B

    Không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện

  • C

    Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa

  • D

    Chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.

Ngọn lửa, tia tử ngoại đó được gọi là tác nhân ion hóa

=> Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Việc ghép song song  các nguồn điện giống nhau thì

  • A

     có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.

  • B

    có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn

  • C

    có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.

  • D

    có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi mắc song song các nguồn điện giống nhau, ta có:

- Suất điện động bộ nguồn: Eb = E.

- Điện trở trong bộ nguồn: rb = \(\frac{r}{n}\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chọn một đáp án sai:

  • A

    cường độ dòng điện đo bằng ampe kế

  • B

    để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch

  • C

    dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế

  • D

    dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về dụng cụ đo

Lời giải chi tiết:

A, B, C - đúng

D - sai vì: Dòng điện qua ampe kế đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B

    \(I = U{\rm{R}}\)

  • C

    \(I = \frac{R}{U}\)

  • D

    \(I = {U^R}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đặt một một điện tích âm (q < 0) vào trong điện trường có vectơ cường độ điện  trường $\overrightarrow E $ .Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích?

  • A

    Luôn cùng hướng với $\overrightarrow E $

  • B

    Vuông góc với $\overrightarrow E $

  • C

    Luôn ngược hướng với $\overrightarrow E $

  • D

    Không có trường hợp nào

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\overrightarrow F  = q.\overrightarrow E \), Nếu:

       + \(q{\text{ }} > {\text{ }}0 \to \overrightarrow F  \uparrow  \uparrow \overrightarrow E \)

       + \(q{\text{ }} < {\text{ }}0 \to \overrightarrow F  \uparrow  \downarrow \overrightarrow E \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

  • A

    dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường

  • B

    dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường

  • C

    dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường

  • D

    dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

=> Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện âm. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

  • A

    Có hai nữa tích điện trái dấu.

  • B

    Tích điện dương.

  • C

    Tích điện âm.

  • D

    Trung hoà về điện.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có, khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu tức là trung hòa về điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Biểu thức nào sau đây là đúng

  • A

    \(I = \dfrac{{{q^2}}}{t}\)

  • B

    \(I = \dfrac{q}{t}\)

  • C

    \(I = {q^2}t\)

  • D

    \(I = qt\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dòng điện không đổi được tính bằng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng? Bán dẫn tinh khiết khác bán dẫn pha lẫn tạp chất ở chổ

  • A

    bán dẫn tinh khiết có mật độ electron và lỗ trống như nhau

  • B

    cùng một nhiệt độ, mật độ hạt mang điện tự do trong bán dẫn tinh khiết ít hơn trong bán dẫn có pha tạp chất

  • C

    điện trở suất của bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng

  • D

    khi thay dổi nhiệt độ điện trở của bán dẫn tinh khiết thay đổi nhanh hơn điện trở của bán dẫn có pha tạp chất

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C- sai vì Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đơn vị của hiệu điện thế?

  • A

    Vôn trên mét

  • B

    Vôn nhân mét

  • C

    Niutơn

  • D

    Vôn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Biểu thức nào sau đây xác định suất điện động nhiệt điện:

  • A

    \(E = \frac{1}{{{\alpha _T}}}({T_1} - {T_2})\)

  • B

    \(E = {\alpha _T}({T_1} + {T_2})\)

  • C

    \(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)

  • D

    \(E = \frac{1}{{{\alpha _T}}}({T_1} - {T_2})\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Suất điện động nhiệt điện được xác định bằng biểu thức:

\(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nguyên tử có số electron bằng số proton được gọi là:

  • A

    Ion –

  • B

    Ion +

  • C

    Trung hòa về điện

  • D

    Cation

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa về điện khi số proton bằng số electron

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chọn câu đúng?

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ

  • A

    Chuyển động dọc theo một đường sức điện

  • B

    Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.

  • C

    Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

  • D

    Đứng yên

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cường độ điện trường là đại lượng

  • A

    Véctơ

  • B

    Vô hướng, có giá trị dương

  • C

    Vô hướng, có giá trị dương hoặc âm

  • D

    Véctơ, có chiều luôn hướng vào điện tích

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cường độ điện trường là đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của điện trường tại một điểm

Ta có, cường độ điện trường:

$\overrightarrow E  = \dfrac{{\overrightarrow F }}{q} \to \overrightarrow F  = q\overrightarrow E $

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho biết trong 22,4l khí hiđro ở 00 và dưới áp suất 1atm thì có 2.6,02.1023 nguyên tử hiđrô. Mỗi nguyên tử hiđrô gồm hai hạt mang điện là proton và electron. Tổng các điện tích dương và tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí hiđrô là?

  • A

    8,6C và 8,6C

  • B

    17,2 C VÀ 4,3C

  • C

    8,6C và 17,2C

  • D

    4,3C và 4,3C

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính số mol khí ở nhiệt độ t và áp suất p: $n = \frac{{pV}}{{RT}}$

+ Điện tích của electron: e = -1,6.10-19C

+ Điện tích của proton:  1,6.10-19C

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ 22,4 l khí hiđro ở 00 , p = 1atm tương ứng với 1mol khí hiđrô có số nguyên tử là 2.6,02.1023

+ Trong 1cm3 = 1ml = 10-3l sẽ có số nguyên tử là

\(N = \frac{{{{10}^{ - 3}}.2.6,{{02.10}^{23}}}}{{22,4}} = 5,{375.10^{19}}\) nguyên tử

Mỗi nguyên tử hiđrô có 1 electron và 1 proton

=> Số electron = số proton = 5,375.1019 hạt

Tổng các điện tích dương: Q = 5,375.1019.1,6.10-19 = 8,6C

Tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí là: Q = 5,375.1019.|-1,6.10-19 | = 8,6C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ba điện tích điểm \({q_1} = {27.10^{ - 8}}C\), \({q_2} = {64.10^{ - 8}}C\), \({q_3} =  - {10^{ - 7}}C\) đặt trong không khí lần lượt tại ba đỉnh của một tam giác vuông tại C. Cho \(AC = 30cm\), \(BC = 40cm\). Xác định độ lớn lực tác dụng lên \({q_3}\)

  • A

    \(5,{8.10^{ - 3}}N\)

  • B

    \(0,{9.10^{ - 3}}N\)

  • C

    \(6,{3.10^{ - 3}}N\)

  • D

    \(4,{5.10^{ - 3}}N\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

+ Phương pháp tổng hợp lực

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({r_{13}} = AC = 30cm = 0,3m\)

\({r_{23}} = BC = 40cm = 0,4m\)

Các điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) tác dụng lên điện tích \({q_3}\) các lực \(\overrightarrow {{F_{13}}} \) và \(\overrightarrow {{F_{23}}} \) có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:

\({F_{13}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{r_{13}^2}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{27.10}^{ - 8}}.\left( { - {{10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{0,{3^2}}} = 2,{7.10^{ - 3}}N\)

\({F_{23}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{r_{23}^2}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{64.10}^{ - 8}}\left( { - {{10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{0,{4^2}}} = 3,{6.10^{ - 3}}N\)

Lực tổng hợp do \({q_1}\) và \({q_2}\) tác dụng lên \({q_3}\) là:  \(\overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_{13}}}  + \overrightarrow {{F_{23}}} \)

Có độ lớn: \({F_3} = \sqrt {F_{13}^2 + F_{23}^2}  = \sqrt {{{\left( {2,{{7.10}^{ - 3}}} \right)}^2} + {{\left( {3,{{6.10}^{ - 3}}} \right)}^2}}  = 4,{5.10^{ - 3}}N\)

(Do \(\overrightarrow {{F_{13}}}  \bot \overrightarrow {{F_{23}}} \))

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng \(2cm\) là \(F\). Nếu để chúng cách nhau \(4cm\) thì lực tương tác giữa chúng là

  • A

    4F.

  • B

    0,25F.

  • C

    2F.

  • D

    0,5F.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Khi \({r_1} = 2cm\): Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_1}^2}}\)

+ Khi \({r_2} = 4cm\): Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích: \(F' = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_2}^2}}\)

\(\begin{array}{l} \to \dfrac{{F'}}{F} = \dfrac{{r_1^2}}{{r_2^2}} = \dfrac{{{{({{2.10}^{ - 2}})}^2}}}{{{{({{4.10}^{ - 2}})}^2}}} = \dfrac{1}{4}\\ \to F' = \dfrac{F}{4}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có khối lượng \(m{\rm{ }} = 4g\), được treo vào cùng một điểm O bằng 2 sợi dây không dãn, dài \(20cm\). Hai quả cầu tiếp xúc nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp nhau một góc \({90^0}\). Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\).

  • A

    \({3.10^{ - 7}}C\)

  • B

    \(2,4\mu C\)

  • C

    \(1,2\mu C\)

  • D

    \({6.10^{ - 7}}C\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Áp dụng phương pháp giải bài toán con lắc tích điện

+ Vận dụng công thức lượng giác

+ Áp dụng công thức tính lực tương tác điện tích: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

- Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \), lực căng dây \(\overrightarrow T \), lực tương tác tĩnh điện (lực tĩnh điện)  \(\overrightarrow F \)giữa hai quả cầu.

- Khi quả cầu cân bằng, ta có:

\(\overrightarrow T  + \overrightarrow P  + \overrightarrow F  = 0 \leftrightarrow \overrightarrow T  + \overrightarrow R  = 0\)

=> \(\overrightarrow R \)cùng phương, ngược chiều với \(\overrightarrow T \)\( \to \alpha  = {45^0}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}\tan {45^0} = \dfrac{F}{P}\\ \Rightarrow F = P = mg = \dfrac{4}{{1000}}.10 = 0,04N\end{array}\)

- Mặt khác, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = \left| q \right|\end{array} \right. \to F = k\frac{{{q^2}}}{{{r^2}}}\)

- Từ hình ta có: \(r = 2(l\sin {45^0}) = l\sqrt 2 \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow F = k\dfrac{{{q^2}}}{{{r^2}}} = k\dfrac{{{q^2}}}{{2{l^2}}}\\ \Rightarrow \left| q \right| = l\sqrt {\dfrac{{2F}}{k}}  = 0,2\sqrt {\dfrac{{2.0,04}}{{{{9.10}^9}}}}  \approx {6.10^{ - 7}}C\end{array}\)

=> Tổng độ lớn điện tích đã truyền cho hai quả cầu là: \(Q = 2\left| q \right| = 1,{2.10^{ - 6}}C = 1,2\mu C\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Xác định cường độ điện trường tại điểm M trong không khí cách điện tích điểm q = 2.10-8 C một khoảng 3 cm.

  • A

    2.104 V/m

  • B

    20 V/m

  • C

    2.105 V/m

  • D

    4.10-3 V.m

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức xác định cường độ điện trường:

\(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, cường độ điện trường:  

\(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}} = {9.10^9}\frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{1.{{\left( {0,03} \right)}^2}}} = {2.10^5}V/m\)

=> E = 2.105 V/m.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong nước có một viên bi nhỏ bằng kim loại thể tích V = 10cm3 khối lượng m = 0,05g, mang điện tích q = 10-9C đang lơ lửng. Tất cả đặt trong điện trường đều có đường thẳng đứng. Xác định chiều và độ lớn của \(\overrightarrow E \) biết khối lượng riêng của nước D = 1kg/m3 và g = 10m/s2.

  • A

    hướng lên, E = 4.105V/cm

  • B

    hướng xuống, E = 4.105V/cm

  • C

    hướng xuống, E = 4.105V/m

  • D

    hướng lên, E = 4.105V/m

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Áp dụng điều kiện cân bằng của vật

+ Áp dụng biểu thức tính lực đẩy acsimet: \(F_A= ρVg\)

+ Áp dụng biểu thức tính cường độ điện trường: \(E = \dfrac{F}{q}\)

Lời giải chi tiết:

10cm3 = 10-5m3

Ta có, các lực tác dụng lên quả cầu gồm: lực điện \(\overrightarrow F \) , trọng lực \(\overrightarrow P \)hướng xuống và lực đẩy Acsimét \(\overrightarrow {{F_A}} \)hướng lên.

\(\overrightarrow F  + \overrightarrow P  + \overrightarrow {{F_A}}  = 0\)

\(\left\{ \begin{array}{l}P = mg = 0,{05.10^{ - 3}}.10 = {5.10^{ - 4}}N\\{F_A} = DVg = {1.10^{ - 5}}.10 = {10^{ - 4}}N\end{array} \right. \to {F_A} < P\) => Lực điện  \(\overrightarrow F \) phải hướng lên và F = P - FA = 4.10-4N

Vì q > 0 => \(\overrightarrow E \) hướng lên.

\(E = \dfrac{F}{q} = \dfrac{{{{4.10}^{ - 4}}}}{{{{10}^{ - 9}}}} = {4.10^5}V/m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho \(3\) bản kim loại \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đặt song song có \({d_1} = 3cm,{\rm{ }}{d_2} = 6cm\). Điện trường giữa các bản là điện trường đều, có chiều như hình vẽ với độ lớn \({E_1} = {2.10^4}V/m,{\rm{ }}{E_2} = {4.10^4}V/m\). Điện thế \({V_B}\) và \({V_C}\) của bản \(B\) và \(C\) là bao nhiêu? Chọn mốc điện thế tại \(A\)

  • A

    \({V_B} = {\rm{ }}{V_C} = 400V\)

  • B

    \({V_B} = {\rm{ }}1400V;{\rm{ }}{V_C} = {\rm{ }} - 1400V\)

  • C

    \({V_B} = {\rm{ 600;}}{V_C} = {\rm{ }} - 400V\)

  • D

    \({V_B} = - 600;{\rm{ }}{V_C} = 1800V\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: \(E = \dfrac{U}{d}\)

Lời giải chi tiết:

Mốc điện thế tại \(A{\rm{ }} =  > {\rm{ }}{V_A} = {\rm{ }}0\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}\begin{array}{l}{U_{AB}} = {\rm{ }}{E_1}.{d_1} = {\rm{ }}{V_A} - {\rm{ }}{V_B}\\ \Rightarrow {V_B} = {\rm{ }}{{\rm{V}}_A} - {E_1}.{d_1} = 0 - {2.10^4}.0,03 =  - 600V\end{array}\\\begin{array}{l}{U_{CB}} = {\rm{ }}{E_2}.{d_2} = {\rm{ }}{V_C} - {\rm{ }}{V_B}\\ \Rightarrow {V_C} = {E_2}.{d_2} + {V_B} = {4.10^4}.0,06{\rm{ }} - 600 = 1800V\end{array}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Điện tích của electron là \( - {1,6.10^{ - 19}}C\), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong \(30s\) là \(15C\). Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

  • A

    \({3,125.10^{18}}\)

  • B

    \({9,375.10^{19}}\)

  • C

    \({7,895.10^{19}}\)

  • D

    \({2,632.10^{18}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ dòng điện:\(I = \dfrac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định số electron chuyển qua dây dẫn trong thời gian t: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \dfrac{{15}}{{30}} = 0,5A\)

+ Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{0,5.1}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {3,125.10^{18}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một sạc dự phòng có thể cung cấp dòng điện \(5A\)  liên tục trong \(2\) giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là ?

  • A

    \(9,6V\)

  • B

    \(5V\)

  • C

    \(2,4V\)

  • D

    \(4,8V\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

-  Điện lượng: \(q = It = 5.2.60.60 = 36000C\)

Suất điện động của acquy  nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là : 

\(E = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{{{172,8.10}^3}}}{{36000}} = 4,8V\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó: R1 = R2 = 4$\Omega $, R3 = 6$\Omega $, R4 = 3$\Omega $, R5 = 10$\Omega $

Tính điện trở  tương đương của đoạn mạch AB?       

  • A

    27$\Omega $

  • B

    12$\Omega $

  • C

    10$\Omega $

  • D

    9$\Omega $

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết:

Giả sử chiều dòng điện từ A đến B.

Ta có: I qua R1 không bị phân nhánh => R1 mắc nối tiếp

Tại M, I bị phân nhánh, I’ qua R2, R3 không phân nhánh => (R2 nt R3 ) // R5

I qua R4 không phân nhánh

Vậy: đoạn mạch gồm: R1 nt [(R2 nt R3) // R5 ] nt R4

\({R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 4 + 6 = 10\Omega \)

\(\frac{1}{{{R_{235}}}} = \frac{1}{{{R_{23}}}} + \frac{1}{{{R_5}}} \to {R_{235}} = \frac{{{R_{23}}.{R_5}}}{{{R_{23}} + {R_5}}} = \frac{{10.10}}{{10 + 10}} = 5\Omega \)

Tổng trở của toàn mạch:

\(R = {R_1} + {R_{235}} + {R_4} = 4 + 5 + 3 = 12\Omega \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khi tiết diện của khối kim loại đồng chất tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại:

  • A

    tăng 2 lần

  • B

    tăng 4 lần

  • C

    giảm 2 lần

  • D

    giảm 4 lần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Điện trở của khối kim loại: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

=> khi tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại giảm 2 lần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng $200cm^2$, người ta dùng tấm sắt làm catốt của một bình điện phân đựng dung dịch $CuSO_4$ và anốt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ $I = 10A$ chạy qua trong thời gian $2$ giờ $40$ phút $50$ giây. Bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt là bao nhiêu? Biết đồng có $A = 64$, $n = 2$ và có khối lượng riêng $ρ = 8,9.10^3 kg/m^3$

  • A

    $0,0118cm$

  • B

    $0,106cm$

  • C

    $0,018cm$

  • D

    $0,016cm$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{{AIt}}{n}\)

+ Áp dụng biểu thức tính khối lượng: $m = ρSh$

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khối lượng đồng bám vào tấm sắt: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}10.(2.60.60 + 40.60 + 50) = 32g\)

Mặt khác, ta có:  $m = ρSh$

\( \to h = \dfrac{m}{{\rho S}} = \dfrac{{{{32.10}^{ - 3}}}}{{8,{{9.10}^3}{{.200.10}^{ - 4}}}} = 1,{798.10^{ - 4}}m \approx 0,018cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

  • A

    V1 = 4V, V­2 = 6V

  • B

    V1 = 2V, V­2 = 6V

  • C

    V1 = 6V, V­2 = 2V

  • D

    V1 = 2V, V­2 = 8V

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

+ Khi r = 0

- Giả sử RV vô cùng lớn: RV  = ∞

+ Số chỉ trên V1 là: \({U_1} = 5R\dfrac{E}{{6R}} = \dfrac{5}{6}E = \dfrac{5}{6}.24 = 20V\)

Điều này trái với giả thiết => điều giả sử là sai hay RV hữu hạn.

- Ta có: UAC = 24V => UBC = 12V

\( \to {R_{CMNB}} = R \\\leftrightarrow \dfrac{{(2R + {R_{PQ}}){R_V}}}{{2R + {R_{PQ}} + {R_V}}} = R\)

Với \({R_{PQ}} = \dfrac{{3R.{R_V}}}{{3R + {R_V}}} \to {R_V} = 1,5R\)

+ Khi r khác 0

Mạch ngoài tiêu thụ công suất cực đại khi: RN = r

Ta có:

 \({R_{AB}} = R \leftrightarrow \dfrac{{(2R + {R_{PQ}}){R_V}}}{{2R + {R_{PQ}} + {R_V}}} = R \to {R_N} = R + {R_{AB}} = 2R\)

Số chỉ trên V1 là :

 \({U_1}' = {U_{AB}} = \dfrac{E}{{R + {R_{AB}} + r}}{R_{AB}} = 6V\)

Số chỉ trên V2 là:

\({U_1}' = {U_{PQ}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_{APQB}}}}{R_{PQ}} = 2V\)

Đáp án - Lời giải