Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào ở châu Á?

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po.

D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 2. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc ở châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? Vì sao?

A. Nam Phi, vì nhân dân căm thù chế độ A-pác-thai.

B. Bắc Phi, vì có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.

C. Trung Phi, vì có lực lượng cách mạng phát triển mạnh.

D. Đông Phi, vì chế độ thực dân ở đây yếu nhất.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nước Đông Nam Á?

A. Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.

B. Là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 10 nước với dân số khoảng 536 triệu người (ước tính năm 2002).

C. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

D. Xu hướng chính của ASEAN là hợp tác về quân sự.

Câu 4. Mục tiêu của ASEAN là

A. Phát triển kinh tế và văn hóa.

B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

C. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

D. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu 5. Chu kì phát triển của nền kinh tế Mĩ có gì khác so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản?

A. Kinh tế phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

B. Phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.

C. Bị các nước tư bản phương Tây và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

D. Phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

Câu 6. Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi là

A. Nen-xơn Man-đê-la.

B. Xu-các-nô.

C. Nat-xe.

D. Yat-xe A-ra-phat.

Câu 7. “Chiến tranh lạnh” là

A. Chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Cuộc chiến tranh ở vùng có băng tuyết quanh năm.

C. Cuộc xung đột vũ trang mà đứng đằng sau nó là hai cường quốc lớn Liên Xô và Mĩ.

D. Tiền thân của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Câu 8. Những thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là

A. Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

B. Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.

C. Trật tự thế giới mới.

D. Trật tự “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

Câu 9. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ Latinh được mệnh danh là gì?

A. “Lục địa bùng cháy”.

B. “Hòn đảo tự do”.

C. “Lục địa mới trỗi dậy”.

D. “Tiền đồ của CNXH”.

Câu 10. Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh được mở đầu bằng cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng Ai Cập năm 1952.

B. Cách mạng Chi-lê năm 1970.

C. Cách mạng Cu-ba năm 1959.

D. Cách mạng Ni-ca-ra-goa.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của ASEAN. Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN?

Câu 2. (2 điểm) Em hiểu thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Qua đó nêu nhận xét của em về hậu quả của nó?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

A

B

A

A

A

A

C

Câu 1.

Phương pháp: Xem lại tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945, sgk lịch sử 9, trang 21, suy luận.

Cách giải:

Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền. Tiêu biểu là 3 nước: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào đã nhanh chóng giành độc lập.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: Xem lại tình hình chung ở châu Phi, sgk lịch sử 9, trang 26

Cách giải:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: Xem lại các nước Đông Nam Á, sgk lịch sử 9, trang 21, suy luận

Cách giải:

- Là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 10 nước (không tính Đông Timo thành lập vào năm 2002) với dân số khoảng 536 triệu người (ước tính năm 2002).

- Ngay sau khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền. => Đây là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh, vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

- Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. => Đáp án D: xu hướng chính của ASEAN không phải là hợp tác về quân sự.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: Xem lại sự ra đời tổ chức ASEAN, sgk lịch sử 9, trang 23

Cách giải:

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: So sánh sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, rút ra điểm khác

Cách giải:

Đáp án A: Kinh tế phát triển đi đôi với phát triển quân sự là điểm chung. Mĩ, Tây Âu phát triển kinh tế, nhưng cũng đầu tư vào phát triển quân sự, thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO),… để đối phó với Liên Xô và các nước XHCN. Nhật Bản tuy chi phí cho quốc phòng thấp, nhưng Nhật vẫn phát triển quân sự, do “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.

Đáp án B: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, kinh tế Mĩ cũng gặp các đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới. => đây là điểm khác.

Đáp án C: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và các nước tư bản khác trên thế giới luôn có sự cạnh tranh gay gắt trong phát triển kinh tế.

Đáp án D: Nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. Kinh tế Mĩ bị suy thoái trong các năm từ 1973 - 1982,… Nhật Bản suy thoái kéo dài từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Kinh tế các nước Tây Âu cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái và không ổn định từ năm 1973 đến đầu thập niên 90.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: Xem lại cộng hòa Nam Phi, sgk lịch sử 9, trang 28

Cách giải:

Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi là Nen-xơn Man-đê-la.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: Xem lại Chiến tranh lạnh, sgk lịch sử 9, trang 46

Cách giải:

“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: Xem lại sự hình thành trật tự thế giới mới, sgk lịch sử 9, trang 44

Cách giải:

Những thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: Xem lại những nét chung về khu vực Mĩ Latinh, sgk lịch sử 9, trang 29

Cách giải:

Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ Latinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: Xem lại những nét chung về khu vực Mĩ Latinh, sgk lịch sử 9, trang 29

Cách giải:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ Latinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu-ba năm 1959.

Chọn: C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 23, suy luận từ bài học

Cách giải:

* Hoàn cảnh ra đời của ASEAN:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế - văn hóa, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan).

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN:

- Thời cơ:

+ Được mở rộng thị trường.

+ Tranh thủ nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật của các nước phát triển hơn trong khu vực…

=> Thu hẹp khoảng cách với các nước, giúp nước ta phát triển nhanh hơn…

- Thách thức:

+ Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, thể chế chính trị…

+ Nếu Việt Nam không bắt kịp với các nước sẽ bị tụt hậu về kinh tế, dễ bị hoà tan nếu sự du nhập của nền văn hoá ngoại lai khiến bản sắc văn hoá dân tộc mất đi…

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 46, suy luận

Cách giải:

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Chiến tranh lạnh đã để lại những hậu quả hêt sức nặng nề:

+ Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loiaj vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự.

+ Trong khi đó loài người vẫn phải chịu bao khó khăn, nghèo đói, bệnh dịch, thiên tai.

Nguồn: Sưu tầm

soanvan.me