Câu hỏi 1 :
Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950
- A
Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết
- B
Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh
- C
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- D
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mặc dù bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của một dân tộc chiến thắng nhưng Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 nhà máy bị phá hủy. Tuy nhiên với sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch đã đề ra trước 9 tháng.
Câu hỏi 2 :
Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” trên cơ sở lấy lực lượng nào làm chỗ dựa?
- A
Công nhân, địa chủ và tư sản dân tộc
- B
Nông dân, công nhân và tiểu tư sản
- C
Binh lính người Việt trong quân đội Pháp
- D
Tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”, chú trọng lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực
Câu hỏi 3 :
Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào được coi quan trọng nhất?
- A
Lập hũ gạo tiết kiệm
- B
Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói
- C
Tăng gia sản xuất
- D
Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Để khuyến khích sản xuất, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ các thứ thuế vô lý; tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, dân chủ.
Câu hỏi 4 :
Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?
- A
Tăng cường viện binh cho Đông Đương
- B
Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
- C
Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
- D
Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.
Câu hỏi 5 :
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh là
- A
Do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- B
Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược
- C
Do tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ
- D
Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?
- A
Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4
- B
Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)
- C
Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
- D
Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Những điểm cơ bản của kế hoạch Rơve là
- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4
- Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)
- Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Câu hỏi 7 :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ nắm độc quyền loại vũ khí nào?
- B
Vũ khí hạt nhân
- C
Vũ khí sinh học
- D
Vũ khí hóa học
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Mĩ là nước đầu tiên chế tạo và thử thành công vũ khí hạt nhân. Thế độc quyền này của Mĩ được duy trì từ sau chiến tranh đến năm 1949, khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu hỏi 8 :
Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
- A
Đường số 4
- B
Đường số 3
- C
Đường số 2
- D
Ngã ba sông Gâm- sông Lô
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30-10), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của chúng. Đường số 4 trở thành “con đường chết”, địch ở vào thế bị động
Câu hỏi 9 :
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- A
Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- B
Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- C
Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- D
Tình hình kinh tế, chính trị ở Pháp ổn định
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên đến 200 tỉ phrăng => để bù đắp lại thiệt hại của chiến tranh, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)
Câu hỏi 10 :
Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
- A
Giam chân địch trong thành phố
- B
Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn
- C
Hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến
- D
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra nhằm giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.
Câu hỏi 11 :
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng sự kiện gì
- A
Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam
- B
Chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam
- C
Cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
- D
Ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
Câu hỏi 12 :
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập mặt trận gì?
- A
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- B
Mặt trận dân chủ Đông Dương
- C
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
- D
Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3-1938, mặt trận này đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Câu hỏi 13 :
“Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là
- A
Quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh
- B
Sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng Minh
- C
Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí
- D
Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Điều kiện khách quan được nhắc đến ở đoạn trích trên chỉ sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Câu hỏi 14 :
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
- A
Phát triển kinh tế
- B
Hội nhập quốc tế
- C
Phát triển quốc phòng
- D
Ổn định chính trị
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
Câu hỏi 15 :
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc?
- A
Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
- B
Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo
- C
Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
- D
Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỉ XX để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng lan rộng. Sự phát triển đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức mới thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh => Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời vào năm 1929 để đáp ứng nhu cầu khách quan trên của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
Câu hỏi 16 :
Tại sao các nước Tây Âu lại tham gia Định ước Henxinki năm 1975?
- A
Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng
- B
Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ
- C
Do tác động của chiến tranh lạnh kết thúc
- D
Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử thế giới những năm 70 của thế kỉ XX để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn đã xuất hiện trên thế giới. Vấn đề nước Đức cũng hòa dịu dần. Trong bối cảnh đó để bảo đảm nền hòa bình cho sự phát triển lâu dài ở châu Âu, tháng 6-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki.
Câu hỏi 17 :
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành
- A
Quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
- B
Quốc gia kế tục Liên Xô.
- C
Quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
- D
Quốc gia Liên bang Xô viết.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.
Câu hỏi 18 :
Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A
Có chính quyền cách mạng của nhân dân
- B
Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
- C
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương
- D
Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng thế giới có phát triển mạnh mẽ: hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành; phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc; phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu hỏi 19 :
Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
- A
Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước
- B
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
- C
Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị
- D
Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Câu hỏi 20 :
Vấn đề nào sau đây là mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (7-1946)?
- A
Quyền lợi kinh tế- văn hóa của người Pháp ở Việt Nam
- B
Tự do, dân chủ cho Việt Nam
- C
Quyền tự trị cho Việt Nam
- D
Độc lập và thống nhất của Việt Nam
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Từ ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (7- 1946). Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta. Đây chính là vấn đề mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp tại cuôc đàm phán này.
Câu hỏi 21 :
Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?
- A
Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước
- B
Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra
- C
Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới
- D
Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Xô việt Nghệ - Tĩnh không phải là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập. Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết. Tức là thành phần chủ yếu của Xô viết là nông dân.
Câu hỏi 22 :
Cuộc cải cách nào không được thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?
- A
Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
- B
Cải cách ruộng đất.
- C
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
- D
Dân chủ hóa lao động.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 1945-1952, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:
- Một là, thủ tiêu nền kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.
- Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ không được sở hữu quá 3 hécta ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.
- Ba là, dân chủ hóa lao động.
Câu hỏi 23 :
Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm
- A
Mặt trận Việt Minh
- B
Hội Liên Việt
- C
Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào
- D
Mặt trận Liên Việt
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Từ ngày 3 đến 7-3-1951, Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt), đảm nhận nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1951 đến năm 1954
Câu hỏi 24 :
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
- A
Thành lập Công hội (1920)
- B
Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923)
- C
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)
- D
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tháng 8-1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã bãi công để ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào công nhân Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Vì cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp cả mục tiêu kinh tế với chính trị và bước đầu thể hiện tình thần đoàn kết quốc tế vô sản.
Câu hỏi 25 :
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở đầu quá trình chuyển hướng đấu tranh trong giai đoạn 1939-1945?
- A
Hội nghị tháng 11-1939
- B
Hội nghị tháng 11-1940
- C
Hội nghị tháng 5-1941
- D
Hội nghị tháng 2- 1943
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Những quyết định của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
Câu hỏi 26 :
Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
- A
ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến
- B
ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc
- C
quyết định phát động cả nước kháng chiến
- D
ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Câu hỏi 27 :
Nguyên nhân chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?
- A
Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật
- B
Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công
- C
Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờ- gôn phải lưu vong
- D
Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử giai đoạn 1939-1945 để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.
Câu hỏi 28 :
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH là gì?
- A
Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
- B
Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật để tránh tụt hậu
- C
Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
- D
Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu để rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng.
=> Bài học quan trọng rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là cần phải luôn luôn nhạy bén với sự biến đổi của tình hình để thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn phải luôn kiên định con đường CNXH
Câu hỏi 29 :
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
- A
Khoa học kĩ thuật
- B
An ninh quốc phòng
- C
Giáo dục
- D
Tài chính
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản và tình hình thực tế ở Việt Nam để rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Vì con người là công nghệ cao nhất, có khả năng sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, xây dựng kinh tế- tài chính và bảo vệ an ninh quốc phòng. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, ưu tiên tập trung đầu tiên vào đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước
Câu hỏi 30 :
Mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á có sự biến đổi từ năm 1991 chủ yếu là do nguyên nhân nào?
- A
Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa
- B
Chiến tranh lạnh thật sự chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết
- C
Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ
- D
Xu hướng thiết lập trật tự thế giới đa cực
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh thế giới đầu những năm 90 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ đánh dấu chiến tranh lạnh thực sự chất dứt. Đây là điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên thế giới trong đó có vấn đề Campuchia. Cùng năm đó, hiệp định hòa bình Pari được kí kết đã giải quyết được vấn đề Campuchia. Tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác
Câu hỏi 31 :
Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?
- A
Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- B
Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam
- C
Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng
- D
Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước đầu thế kỉ XX để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản năm 1920:
- Yếu tố thời đại: thời đại đế quốc chủ nghĩa và những mâu thuẫn trong lòng của nó phát triển là điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc có thể tìm hiểu, rút ra bản chất của CNTB
- Yếu tố dân tộc: sự thất bại của phong trào đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến cuối thế kỉ XIX và dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu phải tìm một con đường cứu nước mới
- Yếu tố chủ quan: sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị giúp Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối, các cuộc cách mạng tư sản và thấy được trong luận cương của Lênin con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam
Đáp án C tại thời điểm năm 1920 Nguyễn Ái Quốc mới chỉ có nhận thức về con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam còn chưa xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng
Câu hỏi 32 :
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
- A
Góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam
- B
Chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản
- C
Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng
- D
Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam:
- Tích cực truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam, xác lập một con đường cứu nước mới, góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
Câu hỏi 33 :
Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?
- A
Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
- B
Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.
- C
Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
- D
Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xem lại diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, khối liên minh công - nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng do chính quyền này đã thể hiện rõ bản chất cách mạng, là chính quyền của dân, do dân và vì dân thông qua những chính sách Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong quá trình tồn tại của mình.
Câu hỏi 34 :
Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện?
- A
Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp
- B
Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến
- C
Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.
- D
Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân ta phải kháng chiến toàn diện để đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung.
Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…
Câu hỏi 35 :
Việc thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông - Tây phản ánh chiến thuật gì của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Rơve?
- A
“Khóa then cửa”
- B
Tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc
- C
Dùng người Việt đánh người Việt
- D
Tập trung để tiến công chiến lược
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung kế hoạch Rơve để nhận xét, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Chiến thuật Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve là “khóa then cửa” thông qua việc tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt- Trung, ngăn chặn sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam. Đồng thời thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) để ngăn chặn sự chi viện từ liên khu 3 và 4 cho chiến trường Việt Bắc.
Câu hỏi 36 :
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17
- A
Đúng. Vì theo nội dung hiệp định sẽ thành lập ở 2 miền Việt Nam 2 nhà nước riêng
- B
Sai. Vì hiệp định công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ, còn việc bị phân chia là do sự chống phá của kẻ thù
- C
Đúng. Vì Việt Nam đồng ý xây dựng theo mẫu hình của Đức và bán đảo Triều Tiên
- D
Sai. Vì phân chia hay không phụ thuộc vào cuộc tổng tuyển cử của nhân dân Việt Nam
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương năm 1954 để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17 là nhận định sai. Vì
- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia
- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.
Còn vấn đề Việt Nam bị chia thành 2 quốc gia trên thực tế là do hành động phá hoại hiệp định của Mĩ - Diệm
Câu hỏi 37 :
Tại sao Mĩ lại có thể thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A
Mĩ có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho nghiên cứu
- B
Chính sách đãi ngộ của nhà nước thỏa đáng với các nhà khoa học
- C
Mĩ các điều kiện hòa bình để tập trung nghiên cứu
- D
Mĩ đầu tư rất lớn cho giáo dục
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ với kiến thức lớp 11 về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bên cạnh sự đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, Mĩ còn nằm cách xa chiến trường châu Âu nên có điều kiện hòa bình để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
Câu hỏi 38 :
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
- A
Nhiệm vụ - mục tiêu
- B
Tính chất và hình thức hoạt động
- C
Động lực cách mạng
- D
Mối quan hệ quốc tế
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam để so sánh, liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945 là về tính chất và hình thức hoạt động.
- Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành đảng cầm quyền, hoạt động công khai, hợp pháp.
- Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ là đảng lãnh đạo và phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
Câu hỏi 39 :
“Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” câu nói trên là của nhân vật nào?
- A
Hàm Nghi
- B
Bảo Đại
- C
Duy Tân
- D
Thành Thái
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
“Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” là câu nói của vua Bảo Đại vào chiều ngày 30-8-1945 khi tuyên bố thoái vị và giao ấn kiếm cho chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Câu hỏi 40 :
Phương châm tác chiến của Bộ chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
- A
Đánh chắc, tiến chắc
- B
Đánh nhanh, thắng nhanh
- C
Đánh lâu dài
- D
Kết hợp giữa đánh và đàm
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận sáng ngày 26/01/1954, sau khi thảo luận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: “Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.