Câu hỏi 1 :
Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) đã cho thấy sự chuyển biến như thế nào của cách mạng Trung Quốc?
- A
Giai cấp vô sản có chính đảng của mình, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
- B
Sự chuyển biến chủ nghĩa Mác –Lênin ngày càng sâu rộng vào trong giai cấp công nhân
- C
Bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới
- D
Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 7-1921 đã chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, có chính đảng của riêng mình để từng bước nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
- Đáp án B: nhân tố thúc đẩy cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc
- Đáp án C, D: ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ.
Câu hỏi 2 :
Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
- A
Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
- B
Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc
- C
Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình
- D
Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào sự chuẩn bị của thực dân Pháp để loại trừ
Lời giải chi tiết:
Để chuẩn bị tiến công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã cử gián điệp ra Bắc nắm bắt tình hình và lôi kéo một số tìn đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến. Đồng thời bắt liên lạc với Giăng Đuy- puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam.
Câu hỏi 3 :
Bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?
- A
Là phong trào ma thuật, bùa chú
- B
Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực
- C
Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ
- D
Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân - những người bị đè nén đến cùng cực đã vùng lên quyết liệt. Tuy nhiên, do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại.
Câu hỏi 4 :
Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang
- A
Đánh chắc tiến chắc
- B
Chinh phục từng gói nhỏ
- C
Đánh phủ đầu
- D
Chinh phục từng địa phương
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, “chinh phục từng gói nhỏ”.
Câu hỏi 5 :
Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
- A
Tôn Thất Thuyết.
- B
Phan Đình Phùng.
- C
Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- D
Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888, phong trào Cần Vương đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Câu hỏi 6 :
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- A
Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Ấn Độ
- B
Thực dân Anh tăng cường bóc lột và ban hành những đạo luật phản động ở Ấn Độ
- C
Thực dân Anh nới lỏng chính sách độc quyền về muối và sắt
- D
Thực dân Anh nới lỏng chính sách cai trị
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân ở Ấn Độ tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hại chiến tranh và ban hành những đạo luật phản động để củng cố bộ máy thống trị
Câu hỏi 7 :
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
- A
Cải cách kinh tế, xã hội
- B
Duy tân để phát triển đất nước
- C
Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc
- D
Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang
Câu hỏi 8 :
Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của
- A
Trương Định và Nguyễn Trung Trực
- B
Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc
- C
Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực
- D
Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào phần nhân dân Bắc Kì kháng chiến để trả lời
Lời giải chi tiết:
Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc
Câu hỏi 9 :
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là
- A
Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
- B
Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man
- C
Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
- D
Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối hữu ái là thật mà thôi- hữu ái vô sản
Câu hỏi 10 :
Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?
- A
Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
- B
Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
- C
Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa
- D
Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Để phục vụ tối đa cho nhu cầu chiến tranh của chính quốc, nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phân sang trồng các loại cây công nghiệp thầu dầu, đậu, lạc,…
Câu hỏi 11 :
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ mở đầu bằng sự kiện lịch sử nào?
- A
Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn
- B
Các nước đế quốc đã chuyển giao vùng Sơn Đông cho Nhật Bản
- C
Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kinh
- D
Cuộc chiến tranh Bắc Phạt
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4-5-1919
Câu hỏi 12 :
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
- A
1895 - 1918
- B
1896 - 1914
- C
1897 - 1914
- D
1898 - 1918
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định về quân sự, từ năm 1897 đến 1914 thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mô lớn- chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Câu hỏi 13 :
Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?
- A
Tằm thực
- B
Đánh vào tâm lí giặc
- C
Đánh thần tốc
- D
Vườn không nhà trống
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tại mặt trận Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân ta đã tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn
Câu hỏi 14 :
Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?
- A
sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.
- B
các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.
- C
triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.
- D
sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào chủ trương cứu nước của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến:
- Sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng “trung quân ái quốc”, cống hiến vì vua đã không còn phù hợp. Trong quá trình đấu tranh còn đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến bên cạnh nhiệm vụ đánh đổ thực dân Pháp.
- Sự phản bội của triều đình phong kiến thể hiện ở quá trình từng bước đầu hàng thực dân Pháp và cấu kết với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, làm tay sai cho Pháp.
Câu hỏi 15 :
Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp
- A
Nông dân
- B
Thợ thủ công
- C
Nô tì
- D
Binh lính
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc, địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân.
=> Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của công nhân là từ giai cấp nông dân.
Câu hỏi 16 :
Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
- A
Hiệp ước Nhâm Tuất
- B
Hiệp ước Giáp Tuất
- C
Hiệp ước Patơnốt
- D
Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của các Hiệp ước Nhâm Tuất đến Patơnốt để trả lời
Lời giải chi tiết:
Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình Huế đã chính thức thừa nhận toàn bộ Việt Nam thuộc đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, phụ thuộc cả về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao. Triều đình Huế được cai quản Trung Kì những mọi giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều phải thông qua Pháp và đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
=> Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu hỏi 17 :
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
- A
Khởi nghĩa Ong Kẹo
- B
Khởi nghĩa Commađam
- C
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam
- D
Khởi nghĩa Chậu Pachay
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ỏ Lào, cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam nổ ra từ năm 1901, tiếp diễn trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.
Câu hỏi 18 :
Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì để giành lại những vùng đất đã mất?
- A
Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất
- B
Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long
- C
Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất
- D
Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước năm 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa với hy vọng thực dân Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long
Câu hỏi 19 :
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
- A
Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
- B
Tổ chức phản công để phá vòng vây
- C
Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
- D
Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897
Câu hỏi 20 :
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
- A
Khởi nghĩa Hương Khê
- B
Khởi nghĩa Yên Thế
- C
Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
- D
Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX từ năm 1884 đến năm 1913.
Câu hỏi 21 :
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- A
Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo
- B
Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh
- C
So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam
- D
Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Viêt Nam. Thực dân Pháp mang theo sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội thiện chiến. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu nên trong quá trình kháng chiến tất yếu sẽ gặp phải những khó khăn.
Câu hỏi 22 :
Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn?
- A
Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
- B
Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
- C
Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
- D
Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khi quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, đại diện của triều đình là Phan Thanh Giản đã chủ động giao thành và yêu cầu các thành Hà Tiên, An Giang đầu hàng
=> Thái độ bạc nhược của triều đình đã giúp cho thực dân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Kì chỉ trong vòng 5 ngày mà không tốn một viên đạn
Câu hỏi 23 :
Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
- A
Phong trào còn mang tính tự phát
- B
Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia
- C
Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết
- D
Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia chưa giành được thắng lợi là do phong trào còn mang tính tự phát nên thực dân Pháp dễ dàng tập trung lực lượng để đàn áp
Câu hỏi 24 :
Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?
- A
Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
- B
Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công
- C
Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo
- D
Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Câu hỏi 25 :
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
- A
Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
- B
Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít
- C
Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ
- D
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Với Đạo luật trung lập (tháng 8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Câu hỏi 26 :
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?
- A
Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa
- B
Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa
- C
Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
- D
Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; chỉ có Mĩ thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường đứng đầu hệ thống
Câu hỏi 27 :
Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A
Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét
- B
Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh
- C
Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia
- D
Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Nếu như ở giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản chỉ nhằm mục đích “khai trí để chấn hung quốc gia” thì đến lúc này mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề xuất rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục…=> Ý thức dân tộc trong các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng rõ nét.
Câu hỏi 28 :
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?
- A
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh
- B
Sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- C
Tính chất chiến tranh
- D
Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện thuận lợi để nổ ra và giành thắng lợi
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm cơ bản của hai cuộc chiến tranh thế giới để so sánh, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1948) là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ tháng 9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 cũng là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Tuy nhiên kể từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất chiến tranh đã có sự thay đổi. Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa của các lực lượng hòa bình dân chủ do Liên Xô đứng đầu chống lại các thế lực phát xít xâm lược, hiếu chiến
=> Tính chất chiến tranh là điểm khác nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1948) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Câu hỏi 29 :
Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?
- A
Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu
- B
Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
- C
Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
- D
Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào kẻ thù, tiềm lực của Việt Nam ở thời điểm cuối thế kỉ XIX và thế kỉ XI-XIII để so sánh, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
-Về kẻ thù:
+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất
+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta
- Về tiềm lực đất nước
+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt
+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế- chính trị- quân sự hùng mạnh
=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu
Câu hỏi 30 :
Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
- A
Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp
- B
Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất
- C
Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam
- D
Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử nước Pháp cuối thế kỉ XIX để đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng
Câu hỏi 31 :
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?
- A
Phương pháp đấu tranh
- B
Quy mô đấu tranh
- C
Lãnh đạo
- D
Lực lượng tham gia
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là yếu tố lãnh đạo.
- Giai đoạn 1 (từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888): phong trào được đặt dưới sự thong nhất của một triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Giai đoạn 2 (từ cuối năm 1888 đến năm 1896): không còn đặt dưới sự lãnh đạo của một triều đình thống nhất, yếu tố cần vương mờ dần, thay vào đó là một nhiệm vụ mới - giúp dân cứu nước.
Câu hỏi 32 :
Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?
- A
Công nghiệp khai mỏ
- B
Nông nghiệp
- C
Giao thông vận tải
- D
Công nghiệp chế biến
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để nhận xét
Lời giải chi tiết:
Nông nghiệp là ngành kinh tế đầu tiên mà thực dân Pháp hướng đến trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với nghị định 10/1889 và 1896 cho phép tư bản Pháp có quyền xin cấp một lần 500 ha đã dẫn tới sự mở rộng của đại sở hữu ruộng đất dưới hình thức đồn điền. Từ đó dẫn đến sự ra đời sớm của bộ phận công nhân nông nghiệp
Câu hỏi 33 :
Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là
- A
Bạo động toàn dân
- B
Bạo động có sự chuẩn bị
- C
Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị
- D
Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu để nhận xét
Lời giải chi tiết:
Tiếp nối truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc, Phan Bội Châu chủ trương đấu tranh bằng con đường bạo động. Tuy nhiên chủ trương bạo động của Phan Bội Châu có điểm khác so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là bạo động toàn quốc và bạo động có sự chuẩn bị. Đây cũng chính là điểm tiến bộ trong chủ trương cứu nước của ông
Câu hỏi 34 :
Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là
- A
Mục tiêu
- B
Người đề xướng
- C
Cách thức, phương pháp tiến hành
- D
Kết quả
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX để so sánh, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là mục tiêu
- Cuối thế kỉ XIX, những đề nghị cải cách duy tân được đưa ra nhằm cải thiện tình hình đất nước để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến
- Đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy Tân được ví như một cuộc cách mạng thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và hướng tới giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội.
Câu hỏi 35 :
“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của ai
- A
Phan Bội Châu
- B
Phan Châu Trinh
- C
Huỳnh Thúc Kháng
- D
Lương Văn Can
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết lịch sử của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành cách làm của họ. Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” vì bản chất của cả Pháp và Nhật đều là đế quốc
Câu hỏi 36 :
Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
- A
Cầu Chương Dương
- B
Cầu Long Biên
- C
Cầu Tràng Tiền
- D
Cầu Hàm Rồng
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời
Lời giải chi tiết:
Cầu Đu-me là tên gọi khác của cầu Long Biên được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương, được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ.
Câu hỏi 37 :
Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?
- A
Do sự thay đổi địa giới hành chính của người Pháp
- B
Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà Nội
- C
Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà Nội
- D
Do sự thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Ô Quan Chưởng ban đầu được gọi là ô Thanh Hà (Đông Hà) được xây dựng từ năm Cảnh Hưng thứ 10 (1742). Sở dĩ cửa ô này được đổi tên thành ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.
Câu hỏi 38 :
Những câu thơ sau gợi nhớ đến nhân vật lịch sử nào?
“Trong Nam tên nổi như cồn,
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.
Dấu đạn bay rêm tàu bạch quỷ,
Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn.
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,
Cái ấn Bình Tây đất vội chôn.”
- A
Nguyễn Đình Chiểu
- B
Nguyễn Trung Trực
- C
Trương Định
- D
Nguyễn Hữu Huân
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ sau nhắc đến người anh hủng Trương Định- Bình Tây Đại nguyên soái. Sau hiệp ước 1862, triều đình Nguyễn đã lệnh cho Trương Định phải bãi binh và đi nhậm chức lãnh binh ở An Giang. Tuy nhiên ông đã kháng lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân kháng chiến đến cùng.
Câu hỏi 39 :
Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
- A
Bạch Thái Bưởi
- B
Nguyễn Hữu Hào
- C
Lê Phát Đạt
- D
Trần Hữu Định
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời
Lời giải chi tiết:
Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…
Câu hỏi 40 :
Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?
- A
Ahimsa
- B
Satyagraha
- C
Satya
- D
Satyagraha March
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, M. Gandi và Đảng Quốc đại đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh theo phương thức bất bạo động, bất hợp tác với tên gọi Satyagraha. Satyagraha có nghĩa là kiên trì chân lý. Với Gandhi, sức mạnh chân lý là con đường duy nhất để đạt được swaraj (tự trị). Nó liên quan mật thiết đến tính bất hại (ahimsa). Vì sức mạnh chân lý bản chất là tính bất hại “trong hành động.” Trong khi tính bất hại lại là động lực dẫn đường, bất hợp tác với cái ác, là hành vi chủ yếu của phong trào sức mạnh chân lý. Như Gandhi đã từng khẳng định, “Khi ta từ chối không thực hiện một việc làm trái với lương tri của mình, ta sử dụng sức mạnh của tâm”- ngụ ý là chính quyền sẽ không thể điều khiển chúng ta nếu chúng ta bất hợp tác