Câu hỏi 1 :
Một vật bằng kim loại có hệ số nở dài \(\alpha \). Gọi \({V_0}\) và \(V\) lần lượt là thể tích của vật ở nhiệt độ \({t_0}\) và \({t_0} + \Delta t\). Tỷ số\(\frac{{V - {V_0}}}{{{V_0}}}\)có giá trị là:
- A
\(\frac{1}{3}\alpha \Delta t\)
- B
\(3\alpha \Delta t\)
- C
\(3{V_0}\alpha \Delta t\)
- D
\(\alpha \Delta t\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính độ nở khối của vật rắn: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Độ nở khối: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)
\( \to \frac{{V - {V_0}}}{{{V_0}}} = 3\alpha \Delta t\)
Câu hỏi 2 :
Chọn phương án sai?
- A
Quá trình truyền nhiệt là một quá trình không thuận nghịch.
- B
Cơ năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng
- C
Con lắc đơn dao động điều hòa là quá trình thuận nghịch
- D
Nội năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A, C, D - đúng
B - sai vì: Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng, nhưng ngược lại nội năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.
Câu hỏi 3 :
Động cơ nhiệt có các bộ phận cơ bản
- A
Nguồn nóng, nguồn lạnh và nguồn trung gian
- B
Nguồn nóng và nguồn lạnh
- C
Nguồn nóng, nguồn lạnh và bộ phận ống xả
- D
Nguồn nóng, bộ phận phát động, nguồn lạnh
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt gồm:
Câu hỏi 4 :
Hiện tượng mao dẫn :
- A
Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng
- B
Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn
- C
Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống
- D
Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa về hiện tượng mao dẫn
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp, ... so với mực chất lỏng ở ngoài.
Câu hỏi 5 :
Trong các tính chất sau, tính chất nào là của các phân tử chất rắn?
- A
Không có hình dạng cố định.
- B
Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.
- C
Có lực tương tác phân tử lớn
- D
Chuyển động hỗn loạn không ngừng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta có, lực tương tác giữa các phân tử chất rắn lớn hơn chất lỏng và chất khí
Các phân tử chất rắn dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định, chất rắn có hình dạng xác định
Câu hỏi 6 :
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?
- A
$J$
- B
$N.m$
- C
$kg.{m^2}/{s^2}$
- D
$kg.{m^2}/s$
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\cos \alpha \)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Công \(A = Fs\cos \alpha \)
Đơn vị của các đại lượng: \(\left\{ \begin{array}{l}F:Niuton\left( N \right)\\s:met\left( m \right)\end{array} \right.\)
Lại có: \(F = ma\)
=> Lực còn có đơn vị: \(1N = 1kg.m/{s^2}\)
=> Đơn vị của công: \(J = Nm = kg.{m^2}/{s^2}\)
=> Phương án D: \(kg.{m^2}/s\) không phải là đơn vị của công
Câu hỏi 7 :
Một vật khối lượng m gắn vào một đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén một đoạn \(\Delta l\left( {\Delta l < 0} \right)\) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
- A
\( \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
- B
\(\dfrac{1}{2}k\ {\Delta l} \)
- C
\( - \dfrac{1}{2}k\Delta l\)
- D
\( - \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính thế năng đàn hồi
Lời giải chi tiết:
Công thức tính thế năng đàn hồi của lò xo:
\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\) trong đó \(\Delta l\): độ biến dạng của lò xo
Câu hỏi 8 :
Nội năng của vật là:
- A
Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- B
Động năng của các phần tử cấu tạo nên vật
- C
Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- D
Động năng và thế năng của vật
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu hỏi 9 :
Một chất điểm chuyển động theo phương thẳng đứng, hướng lên. Hình nào sau đây biểu diễn đúng quan hệ giữa \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow p \) của chất điểm đó
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
\( \to \overrightarrow p \uparrow \uparrow \overrightarrow v \)
(Động lượng của vật cùng phương, cùng chiều với vận tốc của vật)
Câu hỏi 10 :
Số \({6,02.10^{23}}\) là:
- A
Số phân tử (hoặc số nguyên tử) trong 1 lít khí nằm tại các điều kiện bình thường (00C và 760 mmHg).
- B
Số phân tử trong 1 mol khí.
- C
Số phân tử trong 1 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.
- D
Số phân tử khí trong 22,4 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết các công thức xác định các đại lượng cơ bản của chất khí
Lời giải chi tiết:
- Số Avôgađrô NA: là số nguyên tử có trong 1 mol lượng chất bất kỳ.
\({N_A} = {6,022.10^{23}}(mo{l^{ - 1}})\)
Câu hỏi 11 :
Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy được chuyển hóa thành
- A
nội năng.
- B
cơ năng.
- C
nhiệt năng.
- D
nhiệt lượng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy (nội năng) được chuyển hóa thành cơ năng.
Câu hỏi 12 :
Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất?
- A
Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- B
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
- C
Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.
- D
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về cấu tạo chất
Lời giải chi tiết:
Ta có, cấu tạo chất:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử
- Các phân tử chuyển động không ngừng
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
=> Cả A, B, C đều đúng
Câu hỏi 13 :
Chất rắn vô định hình:
- A
Có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
- B
Không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
- C
Không có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng
- D
Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem định nghĩa về chất rắn vô định hình (CRVDH)
Lời giải chi tiết:
Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
Câu hỏi 14 :
Quá trình đẳng nhiệt là:
- A
quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi.
- B
quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi.
- C
quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
- D
quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ và thể tích được giữ không đổi.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
Câu hỏi 15 :
Động năng được tính bằng biểu thức:
- A
\({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}{v^2}\)
- B
\({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}v\)
- C
\({W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
- D
\({W_d} = \dfrac{1}{2}mv\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Câu hỏi 16 :
Một vật khối lượng $m$, đang chuyển động với vận tốc \(\vec v\). Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:
- A
\(\vec p = - m\vec v\)
- B
\(p = mv\)
- C
\(\vec p = m\vec v\)
- D
\(p = - mv\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Động lượng của vật: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
Câu hỏi 17 :
Một vật có khối lượng \(450g\) chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc \(72km/h\). Động lượng của vật bằng:
- A
9 kg.m/s.
- B
2,5 kg.m/s.
- C
6 kg.m/s.
- D
4,5 kg.m/s.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(72km/h = 20m/s\)
Động lượng của vật: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
Xét về độ lớn: \(p = mv = 0,45.20 = 9kg.m/s\)
Câu hỏi 18 :
Người ta ném một quả bóng khối lượng 10kg cho nó chuyển động với vận tốc 20m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là:
- A 10N.s
- B 200N.s
- C 100N.s
- D 20N.s
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong thời gian đó: \(\overrightarrow{\Delta p}=\overrightarrow{F}.\Delta t\)
Lời giải chi tiết:
Độ biến thiên động lượng: \(\overrightarrow{\Delta p}=\overrightarrow{F}.\Delta t\)
Về độ lớn: \(\Delta p=F.\Delta t\)
Độ biến thiên động lượng: \(\overrightarrow{\Delta p}=\overrightarrow{{{p}_{2}}}-\overrightarrow{{{p}_{1}}}=m.\overrightarrow{{{v}_{2}}}-m.\overrightarrow{{{v}_{1}}}\,\,\,\left( \overrightarrow{{{v}_{1}}}=0 \right)\)
\(\Rightarrow \overrightarrow{\Delta p}=m.\overrightarrow{{{v}_{2}}}\Rightarrow \Delta p=m.{{v}_{2}}=10.20=200\,\,\left( kg.m/s \right)\)
Vì \(\Delta p=F.\Delta t\) nên xung lượng của lực bằng 10 (N.s)
Câu hỏi 19 :
Một thang máy khối lượng $1$ tấn chở các hành khách có tổng khối lượng là $800 kg$. Khi chuyển động thanh máy còn chịu một lực cản không đổi bằng $4.10^3 N$. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi $3 m/s$ thì công suất của động cơ phải bằng (cho $g =9,8 m/s^2$)
- A
$35520 W$
- B
$64920 W$
- C
$55560 W$
- D
$32460 W$
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t} = F\dfrac{s}{t} = Fv\)
Lời giải chi tiết:
Để thang máy chuyển động với vận tốc không đổi thì F = P + Fc
Công suất:
P=Fv=(Mg + Fc)v = ((mthang + mtải)g + Fc)v
= ((1000 + 800).9,8 + 4000).3 = 64920 W
Câu hỏi 20 :
Tác dụng lực không đổi \(150N\) theo phương hợp với phương ngang góc \({30^0}\) vào vật khối lượng m làm vật chuyển động được quãng đường \(20m\). Công của lực tác dụng có giá trị
- A
\(1500J\)
- B
\(2598J\)
- C
\(1732J\)
- D
\(5196,2J\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính công \(A = Fscos\alpha \) với \(\alpha = \left( {\widehat {\overrightarrow F ,\overrightarrow s }} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ta có góc tạo bởi hướng của lực và phương chuyển động s là \(\alpha = \left( {\widehat {\overrightarrow F ,\overrightarrow s }} \right) = {30^0}\)
=> Công của lực tác dụng: \(A = Fs\cos \alpha = 150.20.cos{30^0} \approx 2598J\)
Câu hỏi 21 :
Một ô tô tải (xe 1) khối lượng 6 tấn và một ô tô con (xe 2) khối lượng 1200kg chuyển động cùng chiều trên đường, chiếc trước chiếc sau với cùng vận tốc không đổi 72km/h. Động năng của mỗi ô tô là:
- A \({{\rm{W}}_{d1}} = 1\,200\,000J;{{\rm{W}}_{d2}} = 240\,000J\)
- B \({{\rm{W}}_{d1}} = 240\,000;{{\rm{W}}_{d2}} = 1\,200\,000JJ\)
- C \({{\rm{W}}_{d1}} = 1\,600\,000J;{{\rm{W}}_{d2}} = 2500\,000J\)
- D \({{\rm{W}}_{d1}} = 2500\,000;{{\rm{W}}_{d2}} = 1\,600\,000JJ\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 6T = 6000kg\\{m_2} = 1200kg\\{v_1} = {v_2} = 72km/h = 20m/s\end{array} \right.\)
Động năng của mỗi ô tô là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_{d1}} = \dfrac{1}{2}mv_1^2 = \dfrac{1}{2}{.6000.20^2} = 1\,200\,000J\\{{\rm{W}}_{d2}} = \dfrac{1}{2}mv_2^2 = \dfrac{1}{2}{.1200.20^2} = 240\,000J\end{array} \right.\)
Câu hỏi 22 :
Phát biểu nào sau đây đúng: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi
- A
Cùng là một dạng năng lượng.
- B
Có dạng biểu thức như nhau.
- C
Đều không phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
- D
Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu định nghĩa và biểu thức về thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn
+ Thế năng hấp dẫn: \({{\rm{W}}_t} = mgz\)
+ Thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
Lời giải chi tiết:
A - đúng
B – sai vì: Thế năng hấp dẫn \({{\rm{W}}_t} = mgz\), thế năng đàn hồi \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
C – sai vì: Thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
D – sai vì: Thế năng đàn hồi luôn dương hoặc bằng 0 mà không có giá trị âm
Câu hỏi 23 :
Một lò xo có độ cứng 100 N/m được đặt trên mặt phẳng ngang : một đầu gắn cố định với giá đỡ, đầu còn lại gắn với một quả cầu khối lượng 50g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 5cm, rồi buông tay ra để nó chuyển động. Bỏ qua lực ma sát, lực cản không khí và khối lượng của lò xo. Vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng là:
- A \(1,5m/s\)
- B \(\sqrt 5 m/s\)
- C \(5m/s\)
- D \(2\sqrt 5 m/s\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:
\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_{dh}} + {{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}k.\Delta {l^2} + \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Lời giải chi tiết:
Chọn vị trí cân bằng của hệ vật làm gốc tính thế năng đàn hồi.
+ Tại vị trí quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng 1 đoạn 5cm:
\({{\rm{W}}_1} = {{\rm{W}}_{dh1}} + {{\rm{W}}_{d1}} = \dfrac{1}{2}k.\Delta {l^2}\)
+ Tại vị trí cân bằng: \({{\rm{W}}_2} = {{\rm{W}}_{dh2}} + {{\rm{W}}_{d2}} = \dfrac{1}{2}m.{v^2}\)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_1} = {{\rm{W}}_2} \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}k.\Delta {l^2} = \dfrac{1}{2}m.{v^2}\\ \Rightarrow v = \sqrt {\dfrac{{k.\Delta {l^2}}}{m}} = \sqrt {\dfrac{{100.0,{{05}^2}}}{{0,05}}} = \sqrt 5 m/s\end{array}\)
Câu hỏi 24 :
Một viên bi thứ nhất có khối lượng $m_1 = 200 g$ chuyển động với vận tốc $v_1 = 4 m/s$ đến va chạm với viên bi thứ hai có khối lượng $m_2$ đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai viên bi là hoàn toàn mềm. Cả hai viên bi đều ở trên mặt sàn nằm ngang, không ma sát. Vận tốc của cả hai viên bi sau va chạm bằng $2 m/s$. Khối lượng của viên bi thứ hai là:
- A
$400 g$
- B
$200 g$
- C
$250 g$
- D
$500 g$
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Va chạm mềm là va chạm không đàn hồi, sau va chạm hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động cùng với cùng vận tốc
\({m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)V = > V = \dfrac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}\)
Với \({v_1},{v_2},V\) là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn
Lời giải chi tiết:
Sau va chạm 2 viên bị dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc => 2 vật va chạm mềm.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai viên bi
Gọi \({v_1},{v_2},V\) lần lượt là vận tốc của viên bi thứ nhất, viên bi thứ hai và của 2 viên bi sau va chạm. Ta có:
\({m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)V = > V = \dfrac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} < = > 2 = \dfrac{{0,2.4 + {m_2}.0}}{{0,2 + {m_2}}} < = > {m_2} = 0,2\,kg = 200g\)
Câu hỏi 25 :
Khối lượng riêng của oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là \(1,43kg/{m^3}\). Khối lượng oxi ở trong bình kín thể tích \(6\) lít, áp suất \(150atm\) nhiệt độ \({0^0}C\) là:
- A
2,2kg
- B
2,145kg
- C
1,287kg
- D
1,43kg
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/{\rm{s}}\)
+ Áp dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = \rho V\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Trạng thái 1: ở điều kiện tiêu chuẩn: \({p_1} = 1{\rm{a}}tm,{t_1} = {0^0}C,\rho = 1,43kg/{m^3}\)
Trạng thái 2: \({V_2} = 6l,{p_2} = 150{\rm{a}}tm,{t_2} = {0^0}C\)
+ Áp dụng định luật Bôilơ - Mariốt, ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \to {V_1} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{p_1}}} = \frac{{150.6}}{1} = 900l = 0,9{m^3}\)
+ Khối lượng của khí là: \(m = \rho V = 1,43.0,9 = 1,287kg\)
Câu hỏi 26 :
Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở \({23^0}C\) có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài \(\left( {1{\rm{ }}atm} \right)\). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài \(1,2{\rm{ }}atm\). Nếu nồi được đung nóng tới \({160^0}C\) thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu?
- A
Chưa; 1,46 atm.
- B
Rồi; 6,95 atm.
- C
Chưa; 0,69 atm.
- D
Rồi; 1,46 atm.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)
+ Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\frac{p}{T} = const\)
Lời giải chi tiết:
Lượng không khí trong nồi được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.
Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{gathered}
{t_1} = {\text{ }}{23^0}C \to {T_1} = 23 + 273 = 296K \hfill \\
{p_1} = {\text{ }}1{\text{ }}atm \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Trạng thái 2: $\left\{ \begin{gathered}
{t_1} = {160^0}C \to {T_1} = 160 + 273 = 433K{\text{ }} \hfill \\
{p_1} = ? \hfill \\
\end{gathered} \right.$
Trong quá trình đẳng tích:
\(\frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} \to {p_2} = \frac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{1.433}}{{296}} = 1,46{\rm{a}}tm\)
Áp suất này chỉ cao hơn áp suất bên ngoài \(0,46{\rm{ }}atm\)
=> Van bảo hiểm chưa mở, không khí trong nồi chưa thoát ra được.
Câu hỏi 27 :
Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình như hình vẽ.
- A
\(1,2atm\)
- B
\(9,96atm\)
- C
\(4,98atm\)
- D
\(4,8atm\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)
+ Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\dfrac{p}{T} = const\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Lượng không khí trong bình được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.
Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1}\; = {\rm{ 400}}K\\{p_1}\; = {\rm{ 2,4 }}atm\end{array} \right.\) .
Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1}\; = 800K\\{p_2}\; = ?\end{array} \right.\)
Trong quá trình đẳng tích:
\(\dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} \to {p_2} = \dfrac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = 4,8atm\)
Câu hỏi 28 :
Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ ở trạng thái ban đầu là \({27^0}C\) . Xác định nhiệt độ của khối khí sau khi đun nóng đẳng áp biết thể tích của khối khí tăng lên 3 lần.
- A
\(300K\)
- B
\({300^0}C\)
- C
\(900K\)
- D
\({900^0}C\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)
+ Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\frac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 27 + 273 = 300K\\{V_1}\end{array} \right.\)
- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = ?\\{V_2} = 3{V_1}\end{array} \right.\)
Áp dụng định luật Gay Luy xác, ta có:
\(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \to {T_2} = \frac{{{V_2}{T_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{3{V_1}.300}}{{{V_1}}} = 900K\)
Câu hỏi 29 :
Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 1500C vào một cốc đựng nước ở 250C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 500C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.
- A 0,17kg
- B 0,2kg
- C 0,13kg
- D 0,24kg
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hay lỏng thu vào hay toả ra khi thay đổi nhiệt độ được tính bằng công thức: Q = mc.∆t
Trong đó: m là khối lượng (kg); c là nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K); ∆t là độ biến thiên nhiệt độ (0C hoặc 0K)
+ Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu
Lời giải chi tiết:
Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra:
\({Q_{toa}}\; = {m_{Al}}.{c_{Al}}.\left( {{t_{Al}} - t} \right) = 0,2.880.\left( {150 - 50} \right) = 17600J\)
Nhiệt lượng do nước thu vào:
\({Q_{thu}}\; = {m_n}.{c_n}.\left( {t - {t_n}} \right) = {m_n}.4200.\left( {50 - 25} \right) = 105000.{m_n}\,\left( J \right)\)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
\({Q_{toa}}\; = {Q_{thu}}\; \Leftrightarrow 105000.{m_n}\; = 17600 \Rightarrow {m_n} = 0,17kg\)
Câu hỏi 30 :
Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau. Biết \({m_1} = 1kg,{m_2} = 10kg,{m_3} = 5kg\), \({t_1} = 6^0C,{t_2} = - 40^0C,{t_3} = 60^0C\),\({C_1} = 2{\rm{ }}KJ/kg.K,{C_2} = 4KJ/kg.K,{C_3} = 2{\rm{ }}KJ/kg.K\). Tìm nhiệt độ khi cân bằng
- A
-19oC
- B
-19,1oC
- C
-19,2oC
- D
-19,3oC
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Vận dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Câu hỏi 31 :
Khi truyền nhiệt lượng 7.106J cho khí trong một xi lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pittong lên làm thể tích của khí tăng lên 0,5m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106N/m2 và coi áp suất là không đổi trong quá trình khí thực hiện công.
- A \({3.10^6}J\)
- B \({15.10^6}J\)
- C \({11.10^6}J\)
- D \({8.10^6}J\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Nguyên lí I NĐLH: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: \(\Delta U = A + Q\)
Quy ước về dấu:
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng; Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
A > 0: Hệ nhận công; A < 0: Hệ thực hiện công
+ Công thức tính công:\(A = F.s.\cos \alpha \)
+ Công suất: \(p = \dfrac{F}{S} \Rightarrow F = p.S\)
Lời giải chi tiết:
Gọi S là diện tích thẳng của xi lanh, l là quãng đường pittong dịch chuyển, P là áp suất khí trong xi lanh. Ta có:
Công mà chất khí thực hiện có độ lớn là:
\(\left| A \right| = F.l = p.S.l = p.\Delta V = {8.10^6}.0,5 = {4.10^6}J\)
Vì chất khí thực hiện công và nhận nhiệt lượng nên:
\(\left\{ \begin{array}{l}Q > 0\\A < 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}Q = {7.10^6}J\\A = - {4.10^6}J\end{array} \right.\)
Độ biến thiên nội năng của chất khí là:
\(\Delta U = A + Q = - {4.10^6} + {7.10^6} = {3.10^6}J\)
Câu hỏi 32 :
Biết suất đàn hồi của dây bằng kim loại đường kính 1mm là \({9.10^{10}}Pa\). Độ lớn lực kéo tác dụng làm dây dài ra thêm 1% so với chiều dài ban đầu là:
- A
\(F = 550(N)\)
- B
\(F = 200\pi (N)\)
- C
\(F = 225\pi (N)\)
- D
\(F = 735(N)\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right|\)
+ Vận dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4}\)
Lời giải chi tiết:
Theo đề bài, ta có: \(\Delta l = 1\% {l_0} = 0,01{l_0}\)
Ta có, lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right| = E\frac{{\pi {d^2}}}{{4{l_0}}}\left| {\Delta l} \right| = {9.10^{10}}\frac{{\pi {{({{10}^{ - 3}})}^2}}}{4}.0,01 = 225\pi (N)\)
Câu hỏi 33 :
Khối lượng riêng của sắt ở 00C là 7,8.103kg/m3. Biết hệ số nở khối của sắt là 33.10-6K-1. Ở nhiệt độ 1600C, khối lượng riêng của sắt là:
- A
7759 kg/m3
- B
7900 kg/m3
- C
7857 kg/m3
- D
7599 kg/m3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Vận dụng mối liên hệ giữa khối lượng riêng và thể tích: \(\rho \sim \frac{1}{V}\)
+ Vận dụng biểu thức tính độ nở khối: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ khối lượng riêng của sắt: \(\rho \sim \frac{1}{V}\)
+ Mặt khác, ta có: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t \to V = {V_0}(1 + \beta \Delta t)\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}\frac{{{\rho _{{0^0}C}}}}{{{\rho _{{{160}^0}C}}}} = \frac{{{V_{{{160}^0}C}}}}{{{V_{{0^0}C}}}} = \frac{{{V_{{0^0}C}}(1 + \beta \Delta t)}}{{{V_{{0^0}C}}}} = (1 + \beta \Delta t)\\ \to {\rho _{{{160}^0}C}} = \frac{{{\rho _{{0^0}C}}}}{{(1 + \beta \Delta t)}} = \frac{{7,{{8.10}^3}}}{{(1 + {{33.10}^{ - 6}}.160)}} = 7759kg/{m^3}\end{array}\)
Câu hỏi 34 :
Lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.
- A
\(L = 3,{6.10^5}J/kg.\)
- B
\(L = 5,{4.10^6}J/kg.\)
- C
\(L = 2,{3.10^6}J/kg.\)
- D
\(L = 4,{8.10^5}J/kg.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng: \(Q = Lm\)
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Lời giải chi tiết:
+ Nhiệt lượng tỏa ra khi ngưng tụ hơi nước ở 1000C thành nước ở 1000C: \({Q_1} = L{m_1} = 0,01L\)
+ Nhiệt lượng tỏa ra khi nước ở 1000C thành nước ở 400C:
\(\begin{array}{l}{Q_2} = mc(100 - 40)\\ = 0,01.4180(100 - 40) = 2508J\end{array}\)
=>Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ở 1000C biến thành nước ở 400C: \(Q = {Q_1} + {Q_2} = 0,01L + 2508\) (1)
+ Nhiệt lượng cần cung cấp để 0,2kg nước từ 9,50C thành nước ở 400C: \({Q_3} = 0,2.4180(40 - 9,5) = 25498J\) (2)
=>Theo phương trình cân bằng nhiệt: (1) = (2). Vậy \(0,01L{\rm{ }} + 2508{\rm{ }} = {\rm{ }}25498.\)
Suy ra: \(L = 2,{3.10^6}J/kg.\)
Câu hỏi 35 :
Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.
- A
\(t = 4,{5^0}C\)
- B
\(t = {9^0}C\)
- C
\(t = {4^0}C\)
- D
\(t = {8^0}C\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn: \(Q = \lambda m\)
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi t là nhiệt độ của cốc nước khi cục đá tan hết.
+ Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở toC là. \({Q_1} = \lambda .{m_{nd}} + {c_{nd}}.{m_{nd}}.t\)
+ Nhiệt lượng mà cốc nhôm và nước tỏa ra cho nước đá là. \({Q_2} = {c_{Al}}.{m_{Al}}({t_1} - t) + {c_n}.{m_n}({t_1} - t)\)
+Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có: \({Q_1} = {\rm{ }}{Q_2} \to t = 4,{5^o}C\)
Câu hỏi 36 :
Không khí ở 250C có độ ẩm tương đối là 70% . Khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 250C là 23g/m3
- A
23g.
- B
7g
- C
17,5g.
- D
16,1g.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức: \(f = \frac{a}{A}.100\% \)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Độ ẩm cực đại ở 250C : \[A = 23g/{m^3}\]
- Độ ẩm tương đối :
Mặt khác: ta có độ ẩm tương đối: \(f = \frac{a}{A}.100\% \)
=>Độ ẩm tuyệt đối : \[a = fA = 0,7.{\rm{ }}23 = 16,1{\rm{ }}g/{m^3}\]
Câu hỏi 37 :
Chu trình hoạt động của một động cơ nhiệt như hình vẽ:
- A
20%
- B
16%
- C
17,8%
- D
26%
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Xác định các quá trình từ đó áp dụng các biểu thức của các đẳng quá trình
+ Sử dụng phương trình Cla-pe-rôn - Men-đê-lê-ép: \(pV = n{\rm{R}}T\)
+ Áp dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{{{Q_1} - {Q_2}}}{{{Q_1}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Quá trình \(1 \to 2\) : đẳng tích:
Theo định luật Sáclơ, ta có: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \to {T_2} = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}}{T_1} = 4{T_1}\)
\({A_{12}} = 0 \to {Q_{12}} = \Delta {U_{12}} = 1,5\frac{m}{M}R\left( {{T_2} - {T_1}} \right) = 4,5.\frac{m}{M}R{T_1}\)
Nhận thấy: \({Q_{12}} > 0 \to \) khí nhận nhiệt bằng \({Q_{12}}\)
+ Quá trình \(2 \to 3\) : đẳng áp
Ta có: \(\frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{{V_3}}}{{{T_3}}} \to {T_3} = \frac{{{V_3}}}{{{V_2}}}{T_2} = 4{T_2} = 16{T_1}\)
\({A_{23}} = {p_2}\left( {{V_3} - {V_2}} \right) = 4{p_0}\left( {4{V_0} - {V_0}} \right) = 12{p_0}{V_0} = 12\frac{m}{M}R{T_1}\)
Nhiệt lượng mà khí nhận được: \({Q_{23}} = \Delta {U_{23}} + {A_{23}} = 30\frac{m}{M}R{T_1}\)
+ Quá trình \(3 \to 4\): đẳng tích:
Ta có: \(\frac{{{p_3}}}{{{T_3}}} = \frac{{{p_4}}}{{{T_4}}} \to {T_4} = \frac{{{p_4}}}{{{p_3}}}{T_3} = \frac{{{T_3}}}{4} = 4{T_1}\)
\({A_{34}} = 0 \to {Q_{34}} = 1,5\frac{m}{M}R\left( {{T_4} - {T_3}} \right) = - 18\frac{m}{M}R{T_1}\)
\({Q_{34}} < 0 \to \) khí tỏa nhiệt bằng \(\left| {{Q_{34}}} \right|\)
+ Quá trình \(4 \to 1\): đẳng áp:
\({A_{41}} = {p_1}\left( {{V_1} - {V_4}} \right) = {p_0}\left( {{V_0} - 4{V_0}} \right) = - 3{p_0}{V_0} = - 3\frac{m}{M}R{T_1}\)
\(\Delta {U_{41}} = 1,5\frac{m}{M}R\left( {{T_1} - {T_4}} \right) = - 4,5\frac{m}{M}R{T_1}\)
\({Q_{41}} = {A_{41}} + {Q_{41}} = - 7,5\frac{m}{M}R{T_1}\)
\({Q_{41}} < 0 \to \) khí tỏa nhiệt bằng \(\left| {{Q_{41}}} \right|\)
- Tổng nhiệt lượng khí nhận trong một chu trình: \({Q_1} = {Q_{12}} + {Q_{23}} = 34,5\frac{m}{M}R{T_1}\)
- Tổng nhiệt lượng khí tỏa ra trong một chu trình: \({Q_2} = \left| {{Q_{34}}} \right| + \left| {{Q_{41}}} \right| = 25,5\frac{m}{M}R{T_1}\)
+ Hiệu suất của động cơ:
\(H = \frac{{{Q_1} - {Q_2}}}{{{Q_1}}} = \frac{{34,5 - 25,5}}{{34,5}} \approx 0,26 = 26\% \)
Câu hỏi 38 :
Tại điểm A cách mặt đất 5m một vật có khối lượng 4 kg được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí.Tốc độ của vật khi vật đi được quãng đường 7 m kể từ vị trí ném vật là:
- A \(10m/s\)
- B \(2\sqrt {15} m/s\)
- C \(2\sqrt 5 m/s\)
- D \(2\sqrt {10} m/s\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}.m.{v^2}\)
Công thức tính thế năng : \({W_t} = m.g.z\)
Công thức tính cơ năng: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}.m.{v^2} + m.g.z\)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: \({W_A} = {W_C} = {{\rm{W}}_D}\)
Lời giải chi tiết:
+ Cơ năng tại A:
\({{\rm{W}}_A} = \dfrac{1}{2}.m.{v^2} + m.g.z = \dfrac{1}{2}{.4.10^2} + 4.10.5 = 400\left( J \right)\)
Gọi vị trí cao nhất mà vật có thể đạt được là D. Gọi C là vị trí vật đi được 7m kể từ vị trí ném.
+ Cơ năng tại D: \({W_D} = m.g.{z_D}\)
Áp dụng bảo toàn cơ năng cho A và D ta có:
\({{\rm{W}}_A} = {{\rm{W}}_D} \Rightarrow 400 = m.g.{z_D} \Rightarrow {z_D} = 10m\)
Vậy độ cao cực đại vật có thể đạt được là : \({h_{max}} = 10m\)
Vậy khi đi lên từ A đến D, vật đi được quãng đường 5m; sau đó rơi xuống 2m thì vật sẽ đi được quãng đường 7m.
Vậy tọa độ của điểm C là: \({z_C} = 8m\)
Áp dụng bảo toàn cơ năng cho A và C ta có:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_A} = {{\rm{W}}_C} = 400J \Rightarrow 400 = m.g.{z_C} + \dfrac{1}{2}.m.v_C^2\\ \Rightarrow 400 = 4.10.8 + \dfrac{1}{2}.4.v_C^2 \Rightarrow {v_C} = 2\sqrt {10} \left( {m/s} \right)\end{array}\)
Câu hỏi 39 :
Ở nhiệt độ 00C bình thủy tinh chứa được khối lượng \({m_0}\) thủy ngân. Khi nhiệt độ là \({t_1}\) thì bình chứa được khối lượng \({m_1}\) thủy ngân. Ở cả hai trường hợp thủy ngân có cùng nhiệt độ với bình. Biết hệ số nở khối của thủy ngân là \(\beta \).Biểu thức tính hệ số nở dài \(\alpha \) của thủy tinh là:
- A
\(\alpha = \frac{{{m_1}(1 - \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
- B
\(\alpha = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
- C
\(\alpha = \frac{{{m_1}(1 - \beta {t_1}) + {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
- D
\(\alpha = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{2{m_0}{t_1}}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính độ nở khối: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)
+ Vận dụng biểu thức tính khối lượng riêng: \(\rho = \frac{m}{V}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi:
+ \({V_0}\): thể tích của \({m_0}\)(kg) thủy ngân và của bình thủy tinh ở nhiệt độ 00C
+ \({V_2}\): thể tích của bình thủy tinh ở nhiệt độ t1
+ \({V_1}\): thể tích của \({m_1}\)(kg) thủy ngân ở nhiệt độ 00C
+ \({V_2}'\): thể tích của \({m_1}\)(kg) thủy ngân ở nhiệt độ t1
+ \(\rho \): khối lượng riêng của thủy ngân.
Ta có:
\({V_0} = \frac{{{m_0}}}{\rho };{V_1} = \frac{{{m_1}}}{\rho }\)
\({V_2} = {V_0}(1 + 3\alpha \Delta t) = \frac{{{m_0}}}{\rho }(1 + 3\alpha \Delta t)\) (1)
\({V_2}' = {V_1}(1 + \beta \Delta t) = \frac{{{m_1}}}{\rho }(1 + \beta \Delta t)\) (2)
Ta có: \({V_2} = {V_2}'\) (3)
Thay (1) và (2) vào (3), ta được: \(\frac{{{m_0}}}{\rho }(1 + 3\alpha \Delta t) = \frac{{{m_1}}}{\rho }(1 + \beta \Delta t)\)
Lại có: \(\Delta t = {t_1} - 0 = {t_1}\)
\( \to \alpha = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
Câu hỏi 40 :
Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như hình.
- A
\({149^0}C\)
- B
\(149K\)
- C
\(374K\)
- D
\({77^0}C\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng: \(\dfrac{{pV}}{T} = hs\)
Lời giải chi tiết:
Xét các trạng thái của khí:
+ Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = 3,1\\{V_1} = 7\\{T_1} = 37 + 273 = 310K\end{array} \right.\)
+ Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{p_2} = 5,2\\{V_2} = 2\\{T_2} = ?\end{array} \right.\)
Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng, ta có: \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
\( \Rightarrow {T_2} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{p_1}{V_1}}}{T_1} = \dfrac{{5,2.2}}{{3,1.7}}.310 = 148,6K\)