Đề bài

Câu 1 : Tên thay thế của hợp chất ancol có công thức cấu tạo sau: CH3-CH2-CH2-OH.

A.  Propanal                           B. Propanoic

C. Propan-1-ol                       D. Propan-2-ol

Câu 2 : Dẫn hợp chất hữu cơ X (M = 56) vào nước brom, quan sát thấy nước brom nhạt màu. Chất hữu cơ X có thể là

A. CH3-CC-CH3.                    B. CH3-CH2-CH=CH2

C. CH3-CH2-CH2-OH.           D. CH2=CH-CH=CH2.

Câu 3 : Etanol (C2H5OH) tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. CH3COOH/H2SO4 đặc

B. Br2/CCl4

C. CH3COONa/NaOH

D. AgNO3/NH3

Câu 4 : Chất nào sau đây không tác dụng với kim loại kiềm?

A. Phenol                               B. Etanol

C. Axit etanoic                       D. Etanal

Câu 5 : Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.

(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.

(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.

(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.

Số phát biểu đúng là:

A. 3                                         B. 4

C. 5                                         D. 2

Câu 6 : Ankin X có công thức là CHC-CH(CH3)-CH3, có tên thay thế là

A. pent-1-in.                           B. 2-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-in.                D. 3-metylbut-1-en.

Câu 7 : Thực hiện phản ứng cộng H2O (xúc tác H3PO4, 3000C) vào etilen ta thu được sản phẩm cộng chính có công thức là

A. CH3-CH2-CH2-OH.           B. CH3-CH2-OH.

C. CH3-CH(OH)-CH3.           D. CH3-CO-CH3.

Câu 8 : Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

A. CH2=CH2

B. CH2=CH-C≡CH

C. CH3-CHO

D. CH2(OH)-[CH(OH)]4-CHO

Câu 9 :  Điều chế khí metan (CH4) trong phòng thí nghiệm, hãy chọn cách tiến hành nào sau đây?

A. Cho ancol etylic tác dụng với H2SO4 đặc (1700C).

B. Cho khi etilen đi vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

C. Cho CaC2 (canxicacbua) tác dụng với nước.

D. Nung muối CH3COONa khan (natri axetat) với hỗn hợp vôi tôi xút (CaO và NaOH).

Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn 11,0 gam hợp chất ankan rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong Ca(OH)2) dư, sau phản ứng thu được 75 gam kết tủa. Công thức phân tử của ankan là

A. C6H14.                                B. C4H10.

C. C3H8.                                 D. C5H12.

Câu 11 : Cho CaO tác dụng với axit axetic (CH3COOH) thu được sản phẩm muối hữu cơ có công thức là

A. (CH3COO)2Ca.                  B. (HCOO)2Ca.

C. CH3COOCa.                      D. CH3COOCa2.

Câu 12 : Hợp chất anđehit có công thức: CH2=CH-CH(CH3)-CHO, thuộc loại nào sau đây?

A. Anđehit no, đơn chức, mạch hở

B. Anđehit không no, đơn chức, mạch hở

C. Anđehit không no, đơn chức, mạch vòng

D. Anđehit không no, đa chức, mạch hở

Câu 13 : Đốt cháy hỗn hợp 2 ankin kế tiếp nhau, thu được 30,8 gam CO2 và 9 gam H2O. CTPT 2 ankin là

A. C3H6 và C4H8.                   B. C3H4 và C4H6

C. C4H6 và C5H8.                   D. C2H2 và C3H4.

Câu 14 : Hợp chất CH3-CH=O có tên thường là

A. anđehit axetic.

B. anđehit propionic.

C. etanal.

D. axit axetic.

Câu 15 : Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic trong công nghiệp hiện nay bằng phương trình phản ứng nào sau?

A. C2H5OH + O2 \(\xrightarrow{en\text{z}im}\)CH3COOH + H2O.

B. CH3OH + CO \(\xrightarrow{{{\text{t}}^{\text{0}}}\text{, xt}}\) CH3COOH.

C. 2CH3CHO + O2 \(\xrightarrow{\text{M}{{\text{n}}^{\text{2 + }}}\text{, }{{\text{t}}^{\text{0}}}}\) 2CH3COOH.

D. CH3COOC2H5 + H2O \(\overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}dac,{{t}^{o}}}{→}\) CH3COOH + C2H5OH.

Câu 16 : Trung hòa 7,36 gam một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (X) cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 2M. Tên thay thế của axit (X) là

A. Metanoic.                          B. Propanoic.

C. Butanoic.                           D. Etanoic.

Câu 17 : Khi phản ứng với nào sau đây anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa?

A. AgNO3/NH3                       B. Br2/H2O

C. H2/Ni,to                              D. O2, to

Câu 18 : Axit axetic tác dụng với dung dịch (X) cho hiện tượng sủi bọt khí. Dung dịch X là

A. NH4NO3.                           B. CaCO3.

C. KOH.                                 D. NaHCO3.

Câu 19 : Đun 13,2 gam axit axetic với 10,58 gam etanol (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 10,648 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là (Cho: C=12, O=16, H=1) 

A. 50%.                                  B. 55%.

C. 75%.                                  D. 65%.          

Câu 20 : Đun nóng 11,44 gam anđehit axetic (CH3-CHO) với dung dịch AgNO3/NH3, đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?

A. 56,16 gam                          B. 28,08 gam

C. 75,6 gam                            D. 18,9 gam

Câu 21 : Để phân biệt hai dung dịch CH3-CH2-CH2-OH và CH2=CH-CH2OH ta dùng

A. Na.                                     B. dd Br2.

C. quỳ tím.                             D. dd AgNO3/NH3.

Câu 22 :  Hidro hóa hoàn toàn 11,6 gam một anđehit no, đơn chức, mạch hở ta thu được 12 gam ancol. Công thức cấu tạo của anđehit là

A. HCHO.                              B. CH2=CH-CHO.

C. C2H5-CHO.                        D. C3H7-CHO.

Câu 23 : Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với:

A. kim loại kali.                     B. nước brom.

C. dung dịch NaOH.              D. dung dịch KCl.

Câu 24 : Cho các chất sau: H2SO4, K2CO3, CuO, NaOH, Al, Al(NO3)3, Ag, CH3CH2OH/H2SO4 đặc.Số chất tác dụng được với axit CH3COOH là

A. 3                                         B. 4

C. 5                                         D. 6

Câu 25 : Một hỗn hợp X gồm CH3OH; C2H5OH; C6H5OH có khối lượng 28,9 gam phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 2M. Phần trăm theo khối lượng của C6H5OH là (phân tử khối C6H5OH = 94)

A. 36,87%.                             B. 65,05%.

C. 76,89%.                             D. 32,65%.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

 

Câu 1:

Phương pháp:

Danh pháp của ancol:

*Tên thông thường: Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic

*Tên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol

+ Mạch chính được quy định là mạch C dài nhất có chứa nhóm OH

+ Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn

Hướng dẫn giải:

Ancol 3CH3-2CH2-1CH2-OH có tên gọi là ancol propan - 1 - ol.

Đáp án C

Câu 2:

Phương pháp:

Xét 4 phương án: Tính PTK của từng chất và chọn chất thỏa mãn

Hướng dẫn giải:

- Phương án A: CH3-C≡C-CH3

→CTPT: C4H6 có PTK = 54 (loại)

- Phương án B: CH3-CH2-CH=CH2

→ CTPT: C4H8 có PTK = 56 (thỏa mãn)

- Phương án C: CH3-CH2-CH2-OH

→ loại vì không làm mất màu nước Br2

- Phương án D: CH2=CH-CH=CH2

→ CTPT: C4H6 có PTK = 54 (loại)

Đáp án B

Câu 3:

Phương pháp: Xem lại TCHH của ancol (etanol).

Hướng dẫn giải:

Etanol có khả năng phản ứng với CH3COOH/H2SO4 đặc (được gọi là phản ứng este hóa).

PTHH:

\(\text{C}{{H}_{3}}COOH+{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}d}C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}+{{H}_{2}}O\)

Đáp án A

Câu 4:

Phương pháp: Tính chất hóa học của ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic.

Hướng dẫn giải:

- Phenol (C6H5OH), etanol (C2H5OH), axit etanoic (CH3COOH) đều phản ứng với kim loại kiềm.

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

- Etanal (CH3CHO) không phản ứng với kim loại kiềm.

Đáp án D

Câu 5:

Phương pháp: Xem lại TCHH của phenol

Hướng dẫn giải:

(a) sai. C6H5OH có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.

(b) đúng. PTHH: C6H5OH + Na → C6H5ONa (muối tan) + H2O

(c) đúng. Do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.

(d) sai vì phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.

(e) sai vì C6H5CH2OH có nhóm OH không đính trực tiếp vào vòng benzen nên không phải phenol.

⟹ 2 phát biểu đúng

Đáp án D

Câu 6:

Phương pháp:

Danh pháp của ankin:

*Tên thông thường = Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen

*Tên thay thế: Xuất phát từ tên của ankan có cùng mạch cacbon bằng cách đổi đuôi -an thành -in. Từ C4H6 trở đi cần thêm số chỉ vị trí nguyên tử cacbon bắt đầu liên kết ba.

+ Mạch chính là mạch C dài nhất chứa liên kết ba.

+ Mạch C được đánh từ phía gần liên kết ba hơn.

Hướng dẫn giải:

1CH2C-3CH(CH3)-4CH3 có tên gọi là: 3-metylbut-1-in.

Đáp án C

Câu 7:

Phương pháp: Xem lại TCHH của anken (phản ứng cộng).

Hướng dẫn giải:

PTHH: CH2=CH2 + H2O \(\xrightarrow{{{H}_{3}}P{{O}_{4}},{{300}^{o}}C}\) CH3CH2OH

Đáp án B

Câu 8:

Phương pháp: Chất phản ứng với AgNO3/NH3 là chất có nhóm CHO hoặc ankin có liên kết ba đầu mạch.

Hướng dẫn giải:

Những chất phản ứng với AgNO3/NH3

 CH2=CH-C≡CH, CH3-CHO, CH2(OH)-[CH(OH)]4-CHO:

CH2=C-C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH2=C-C≡CAg + NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Đáp án A

Câu 9:

Phương pháp: Dựa vào phương pháp điều chế ankan trong phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Để điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm người ta nung muối CH3COONa khan (natri axetat) với hỗn hợp vôi tôi xút (CaO và NaOH):

CH3COONa + NaOH \(\xrightarrow{CaO,{{t}^{o}}}\) CH4 + Na2CO3

Đáp án D

Câu 10:

Phương pháp:

- Tính được số mol CO2 dựa vào số mol CaCO3.

- Viết PTHH đốt cháy. Từ số mol của CO2 suy ra số mol ankan (ẩn n).

- Lập phương trình khối lượng ankan, giải tìm được n.

- Kết luận CTPT.

Hướng dẫn giải:

Dẫn CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

⟹ nCO2 = nCaCO3 = 0,75 mol

Đặt CTPT của ankan là CnH2n+2

Ta có: CnH2n+2 → nCO2

           0,75/n ←    0,75   (mol)

Ta có:

\({{m}_{ank\text{a}n}}={{n}_{ank\text{a}n}}.{{M}_{ank\text{a}n}}\to \frac{0,75}{n}.\left( 14n+2 \right)=11\to n=3\)

Vậy CTPT của ankan là C3H8.

Đáp án C

Câu 11:

Phương pháp:

Viết PTHH suy ra CT của sản phẩm.

Hướng dẫn giải:

PTHH: CaO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O

Đáp án A

Câu 12:

Phương pháp: Xác định nhóm chức, số liên kết đôi, dạng mạch ⟹ anđehit trên thuộc loại nào

Hướng dẫn giải:

Anđehit CH2=CH-CH(CH3)-CHO:

+ Có 1 liên kết đôi C=C ⟹ không no

+ Có 1 nhóm chứa -CHO ⟹ đơn chức

+ Mạch hở

Vậy anđehit CH2=CH-CH(CH3)-CHO là anđehit không no, đơn chức, mạch hở.

Đáp án B

Câu 13:

Phương pháp:

Đặt CTTB của 2 ankin là CnH2n-2 (n > 2)

+ Tính số mol ankin dựa theo công thức nhanh: nankin = nCO2 - nH2O

+ Tính số nguyên tử C trung bình: n = nC : nankin = nCO2 : nankin

+ Suy ra CTPT của 2 ankin

Hướng dẫn giải:

Ta có: nCO2 = 0,7 mol; nH2O = 0,5 mol

⟹ nankin = 0,7 - 0,5 = 0,2 mol

Đặt CTTB của ankin là CnH2n-2

Số C trung bình:

n = nC : nankin = nCO2 : nankin = 0,7 : 0,2 = 3,5

Theo đề bài 2 ankin kế tiếp nhau ⟹ CTPT của 2 ankin là C3H4 và C4H6

Đáp án B

Câu 14:

Phương pháp: Xác định nhóm chức ⟹ loại chất ⟹ cách đọc tên

Hướng dẫn giải: CH3CHO là anđehit có tên thường là anđehit axetic.

Đáp án A

Câu 15:

Phương pháp: Phương pháp điều chế axit axetic trong công nghiệp.

Hướng dẫn giải:

Trong công nghiệp ngày nay, để sản xuất axit axetic người ta dùng phản ứng:

CH3-OH + CO \(\xrightarrow{{{\text{t}}^{\text{0}}}\text{, xt}}\)CH3COOH.

Đáp án B

Câu 16:

Phương pháp:

- Viết PTHH: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

- Từ số mol NaOH tính được số mol của axit cacboxylic

→ Maxit cacboxylic → CTCT

Hướng dẫn giải:

Giả sử công thức của axit là RCOOH.

PTHH: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

⟹ nX = nNaOH = 0,16 mol ⟹ MX = 7,36 : 0,16 = 46 (HCOOH)

⟹ X có tên là axit metanoic (hoặc axit fomic).

Đáp án A

Câu 17:

Phương pháp:

- Chất khử (bị oxi hóa) là chất cho electron

⟹ số oxi hóa tăng.

- Chất oxi hóa (bị khử) là chất nhận eletron

⟹ số oxi hóa giảm.

Hướng dẫn giải:

- Tác dụng AgNO3/NH3 thì AgNO3 là chất oxi hóa

(Ag+ + 1e → Ag) → CH3CHO là chất khử

- Tác dụng với Br2/H2O thì Br2 là chất oxi hóa

(Br2 + 2e → 2Br-)→ CH3CHO là chất khử

- Tác dụng với H2/Ni, to thì H2 là chất khử

(H2 → 2H+ + 2e) → CH3CHO là chất oxi hóa

- Tác dụng với O2, to thì O2 là chất oxi hóa

(O2 + 4e → 2O-2)→ CH3CHO là chất khử

Đáp án C

Câu 18:

Phương pháp:

Tính chất hóa học của axit cacboxylic.

Hướng dẫn giải:

Vì X là dung dịch nên loại X là CaCO3 (chất rắn).

Trong 3 chất còn lại, chất tạo khí với CH3COOH là NaHCO3:

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa+ H2O + CO2

Đáp án D

Câu 19:

Phương pháp:

- Tính khối lượng este theo lý thuyết (H = 100%)

- Tính hiệu suất phản ứng dựa vào công thức:

\(H=\frac{{{m}_{TT}}}{{{m}_{LT}}}.100%=\frac{{{n}_{TT}}}{{{n}_{LT}}}.100%\)

Hướng dẫn giải:

Ta có: nCH3COOH = 13,2 / 60 = 0,22 mol;

nC2H5OH = 10,58 / 46 = 0,23 mol

PTHH:              

CH3COOH + C2H5OH \(\overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac}{→}\) CH3COOC2H5 + H2O

     0,22            0,23 

Pư 0,22    →     0,22 →                            0,02

Sau:0               0,01                                 0,02

Khối lượng este thu được theo lý thuyết (H = 100%):

meste lý thuyết = 0,22.88 = 19,36 gam

Hiệu suất phản ứng là

⟹ \(H=\frac{{{m}_{TT}}}{{{m}_{LT}}}.100%=\frac{10,648}{19,36}.100%=55%\)

Đáp án B

Câu 20:

Phương pháp:

- Sơ đồ: CH3CHO → 2Ag

- Từ số mol CH3CHO → số mol Ag → khối lượng Ag

Hướng dẫn giải:

nCH3CHO = 11,44/44 = 0,26 mol

Ta có:  CH3CHO → 2Ag

               0,26  →     0,52 (mol)

⟹ mAg = 0,52.108 = 56,16 gam

Đáp án A

Câu 21:

Phương pháp: Nhận xét khác nhau trong CTCT của 2 chất ⟹ chọn chất thử phù hợp

Hướng dẫn giải:

Ta thấy CH3-CH2-CH2-OH là ancol no, còn CH2=CH-CH2OH là ancol không no, có một liên kết đôi.

⟹ Để nhận biết 2 chất này ta có thể sử dụng dd Br2

+ Dung dịch Br2 không mất màu → CH3-CH2-CH2-OH

+ Dung dịch Br2 nhạt màu dần đến mất màu → CH2=CH-CH2OH

Đáp án B

Câu 22:

Phương pháp:

Giả sử anđehit có CT là CnH2n+1CHO (n ≥ 0)

CnH2n+1CHO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CnH2n+1CH2OH

⟹ dựa theo khối lương 2 chất anđehit và ancol lập tỉ lệ tìm được giá trị của n.

Hướng dẫn giải:

Giả sử anđehit có CT là CnH2n+1CHO (n ≥ 0)

CnH2n+1CHO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CnH2n+1CH2OH

Ta có: \(\frac{{{m}_{{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CHO}}}{{{m}_{{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}C{{H}_{2}}OH}}}=\frac{14n+30}{14n+32}=\frac{11,6}{12}\Rightarrow n=2\)

=> Anđehit là C2H5CHO

Đáp án C

Câu 23:

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của phenol.

Hướng dẫn giải:

- Phenol có thể phản ứng với: K, nước Br2, dd NaOH.

2C6H5OH + 2K → 2C6H5OK + H2

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

- Phenol không phản ứng được với KCl.

Đáp án D

Câu 24:

Phương pháp: Xem lại TCHH của axit cacboxylic:

+ Tính chất như một axit vô cơ: tác dụng với kim loại (trước H), oxit bazơ, dung dịch bazơ, muối

+ Tính chất axit hữu cơ: tác dụng với ancol (este hóa)

Hướng dẫn giải:

Chất tác dụng với CH3COOH là K2CO3, CuO, NaOH, Al, CH3CH2OH/H2SO4 đặc

Các PTHH:

2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + H2O + CO2

2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

CH3COOH + NaOH → CH3COOH + H2O

6CH3COOH + 2Al → 2(CH3COO)3Al + 3H2

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

⟹ có 5 chất phản ứng

Đáp án C

Câu 25:

Phương pháp:

Trong hỗn hợp các chất đề bài cho chỉ có phenol tác dụng với NaOH:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Từ số mol NaOH suy ra số mol phenol ⟹ khối lượng phenol ⟹ phần trăm khối lượng

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 0,2 mol

Trong hỗn hợp các chất đề bài cho chỉ có phenol tác dụng với NaOH

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

    0,2  ←     0,2 (mol)

⟹ mphenol = 0,2.94 = 18,8 gam

⟹ \(\% {m_{{C_6}{H_5}OH}} = \frac{{18,8}}{{28,9}}.100\%  = 65,05\% \)

Đáp án B

Nguồn: Sưu tầm

soanvan.me