Đề bài
Câu 1. Cho hai vật chuyển động đều. Vât thứ nhất đi được quãng đường 27km trong 30 phút, Vật thứ hai đi được 48m trong 3 giây. Vận tốc mỗi vật là bao nhiêu? Hãy chọn câu đúng:
A. v1 =30 m/s ; v2 = 16m/s
B. v1 = 15m/s ; v2 = 16m/s
C. v1 = 7,5m/s ; v2 = 8 m/s
D. Một giá trị khác
Câu 2. Một máy nâng thủy lực, biết pít-tông lớn có tiết diện bằng 25 lần tiết diện của pít-tông nhỏ. Mỗi lần pít-tông nhỏ đi xuống một đoạn bằng H = 10cm thi pít-tông lớn dịch chuyển đi lên một đoạn h là:
A. 0,5 cm B. 0,4 cm
C. 0,2 cm D. 0,3 cm
Câu 3. Vận tốc và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB, BC, CD lần lượt là v1, v2, v3 và t1, t2, t3. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AD là:
A. \(v = \dfrac{{AB}}{{{t_1}}} + \dfrac{{BC}}{{{t_2}}} + \dfrac{{CD}}{{{t_3}}}\)
B. \(v = \dfrac{{{v_1} + {v_2} + {v_3}}}{3}\)
C. \(v = \dfrac{{AB + BC + CD}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\)
D. Các công thức trên đều đúng
Câu 4. Thả một vật khối lượng 0,75kg có khối lượng riêng 10,5g/cm3 vào nước. Trọng lượng riêng nước là 10 000N/m3. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật nhận giá trị nào sau đây:
A. 0,714 N B. 0,0714 N
C. 7,14 N D. Một giá trị khác
Câu 5. Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
A. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
B. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
C. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu
D. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
Câu 6. Một vật đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của một lực thì vật có thể sẽ như thế nào?
A. Vật sẽ chuyển động cong với tốc độ tăng dần
B. Vật sẽ chuyển động với tốc độ không đổi
C. Vật sẽ chuyển động thẳng đều
D. Vật sẽ chuyển động thẳng với tốc độ tăng dần
Câu 7. Áp suất dưới đáy biển chỗ sâu nhất là 1,1.108 Pa. Để có áp suất này trên mặt đất thì phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 100dm2.
A. 1,1.107 kg B. 1,1.109 kg
C. 1,1.106 kg D. 1,1.108 kg
Câu 8. Trường hợp nào sau dây không phải do áp suất khí quyển gây ra:
A. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.
B. Khi được bơm, lốp xe căng lên.
C. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li.
D. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.
Câu 9. Vận tốc của ô tô là 54 km/h, của người đi xe máy là 480m/ph, của tàu hỏa là 12m/s. Chuyển động theo thứ tự vận tốc tăng dần là:
A. ô tô- tàu hỏa- xe máy
B. tàu hỏa - ô tô - xe máy
C. xe máy - tàu hỏa - ô tô
D. xe máy - ô tô - tàu hỏa
Câu 10. Một vật đứng yên khi:
A. vị trí của nó so với vật mốc không đổi.
B. khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.
C. khoảng cách của nó đến một một vật mốc không đổi.
D. vị trí của nó so với vật mốc luôn thay đổi.
Câu 11. Đầu tầu hỏa kéo toa xe với lực F = 80 000N làm toa xe đi được quãng đường s = 5km. Công của lực kéo của đầu tàu là:
A. 4 000 kJ B. 400 000 kJ
C. 40 000 kJ D. 400 kJ
Câu 12. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì tốc độ của vật sẽ như thế nào?
A. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.
B. Không thay đổi
C. Chỉ có thể giảm dần
D. Chỉ có thể tăng dần
Câu 13. Một canô xuôi dòng từ A đến B mất 10 giờ. Nếu ngược dòng từ B đến A thì mất 15 gờ. Biết mỗi giờ đi xuôi dòng nhanh hơn ngược dòng là 8 km. Tốc độ canô lúc xuôi dòng là:
A. 16 km/h B. 24 km/h
C. 20 km/h D. 30 km/h
Câu 14. Khi một vật lăn trên mặt một vật khác, ma sát lăn có tác dụng:
A. Làm cho vật lăn nhanh hơn.
B. Cản trở chuyển động lăn của vật
C. Cân bằng với trọng lượng của vật
D. Giữ cho vân tốc của vật không thay đổi
Câu 15. Một người dùng ròng rọc động nâng một vật lên cao 10m với lực kéo 150N. Công người đó thực hiện là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng:
A. A = 3000 J B. A = 3400 J
C. A = 3200J D. A = 2800 J
Câu 16. Một cần cẩu thực hiện một công 30 kJ để nâng một thùng hàng lên cao 15m. Lực nâng của cần cẩu là: A. 1500 N B. 3000 N
C. 2400 N D. 2000 N
Câu 17. Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai?
A. Ôtô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe.
B. Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường.
C. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên.
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn.
Câu 18. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ hai là p2 thì:
A. p2 = 0,4p1 B. p2 = 9p1
C. p2 = 3p1 D. p2 = 0,9p1
Câu 19. Có một vật nổi trên mặt một chất lỏng. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào?
A. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.
B. Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.
C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
D. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 20. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao nước trong cốc là 12cm. Áp suất nước lên một điểm A cách đáy cốc 4cm là bao nhiêu ? Biết trọng lượng riêng nước là 10 000N/m3. Hãy chọn câu đúng.
A. 1200 N/m2 B. 600 N/m2
C. 800 N/m2 D. 1000 N/m2
Câu 21. Một vật chuyển động được quãng đường 300m trong thời gian 2 phút. Khi đó vận tốc trung bình của vật là bao nhiêu? Chọn kết quả sai.
A. 600 m/ph B. 9 km/h
C. 2,5 m/s D. 0,15 km/ph
Câu 22. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút, công mà ngựa thực hiện được bằng 360 kJ. Tốc độ chuyển động của xe bằng:
A. 6 m/s B. 4 m/s
C. 3 m/s D. 2 m/s
Câu 23. Trường hợp nào dưới đây có xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Quả bóng đang lăn trên mặt bàn
B. Khi hai bàn tay trượt lên nhau.
C. Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường.
D. Một vật được đặt trên sàn nhà nằm ngang
Câu 24. Lực đẩy Ac-si-met không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
B. Thể tích của vật bị nhúng.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
D. Khối lượng của vật bị nhúng.
Câu 25. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Người lực sỹ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Người công nhân đang cố đẩy hòn đá nhưng hòn đá không di chuyển.
C. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động.
D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo vật nặng lên cao.
Câu 26. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
Câu 27. Một vật có trọng lượng 25N rơi từ trên cao cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng:
A. A = 200J B. A = 1600J
C. A = 220J D. A = 180J
Câu 28. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng:
A. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
B. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
C. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
D. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
Câu 29. Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 10cm không thấm nước thả vào một bể nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000kg/m3 và 800kg/m3. Chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước là:
A. 4 cm B. 3 cm
C. 5 cm D. 2 cm
Câu 30. Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là:
A. 20cm3 B. 120cm3
C. 360cm3 D. 480cm3
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | B | C | A | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | B | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | A | B | B | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | B | D | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
A | D | C | D | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | A | C | D | B |
soanvan.me