Đề bài

Câu 1. Trình bày nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

Câu 2. Trình bày những nét chính về phong trào Cần vương (1885 – 1896)

Câu 3. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai khác thuộc địa đó với kinh tế Việt Nam.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 116.

Cách giải:

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất

- Triều đình công nhân ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.

- Triều đình bồi thường chiến phí (280 vạn lạng bạc).

- Triều đình đồng ý mở các của biển cho Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán.

- Triều đình bãi bỏ lệnh cấm đạo Giatô.

- Triều đình phải đàn áp các cuộc kháng Pháp ở Đông Nam Kì.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 126-127.

Cách giải:

- Sau cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

- Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn (1885 – 1888): phong trào bùng nổ và lan rộng khắp cả nước.

+ Giai đoạn (1888 – 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 3.

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét

Cách giải:

* Những chính sách về kinh tế:

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất.

+ Phát canh thu tô

+ Lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Tập trung vào công nghiệp khai thác: than, kim loại, sắt, thiếc, xi măng.

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải, phục vụ để khai thác thuộc địa.

- Thương nghiệp:

+ Độc quyền

+ Đánh thuế cao vào hàng hóa của các nước khác.

* Mục đích: vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.

* Tác động:

- Tích cực: làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân, thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

Nguồn: Sưu tầm

soanvan.me