Câu hỏi 1 :
Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?
- A
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
- B
Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.
- C
Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia.
- D
Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu hỏi 2 :
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn
- A
Ki-tô giáo và Phật giáo.
- B
Hồi giáo và Ki-tô giáo.
- C
Ấn Độ giáo và Phật giáo.
- D
Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Câu hỏi 3 :
Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ là
- A
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
- B
sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.
- C
sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.
- D
trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, hiện nay sản xuất lương thực đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước. Đây là thành tựu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở hai quốc gia này.
Câu hỏi 4 :
Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?
- A
Sơn nguyên Đê-can.
- B
Sơn nguyên Trung Xi-bia.
- C
Sơn nguyên Tây Tạng.
- D
Sơn nguyên Iran.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên Tây Tạng
Câu hỏi 5 :
Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực
- A
Tây Bắc Ấn Độ.
- B
phía nam dãy Hi-ma-lay-a.
- C
đồng bằng ven biển phía Đông dãy Gát Đông.
- D
đồng bằng Ấn – Hằng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc Ấn Độ.
Câu hỏi 6 :
Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là
- A
dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.
- B
kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh.
- C
dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.
- D
khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh, đá vôi..).
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.
Câu hỏi 7 :
Thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng trắng và cách mạng xanh là
- A
đưa giá trị sản lượng công nghiệp Ấn Độ tăng nhanh và đứng thứ 10 thế giới.
- B
giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
- C
đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á.
- D
tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho các nước Nam Á.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Cách mạng xanh và cách mạng trắng là những cuộc cách mạng trong ngành nông nghiệp của Ấn Độ.
Lời giải chi tiết:
- Cách mạng xanh là cuộc cánh mạng nhằm tăng trưởng sản lượng nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa có năng suất cao (lúa mì và lúa gao), nhằm đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ của người dân.
- Tiếp sau đó là cuộc cách mạng trắng với mục đích tạo ra nguồn sữa lớn, đảm bảo cho mọi người dân đều được uống 1 lít sữa/ngày.
=> Như vậy thành tựu của hai cuộc cách mạng này là giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân.
Câu hỏi 8 :
Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?
- A
Đông Á
- B
Đông Nam Á
- C
Tây Nam Á
- D
Nam Á
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á
Câu hỏi 9 :
Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là
- A
Than đá.
- B
Dầu mỏ.
- C
Sắt.
- D
Crôm.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ loại khoáng sản phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Lời giải chi tiết:
Các nước Tây Nam Á và Trung Á phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước này.
Câu hỏi 10 :
“Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực
- A
nông nghiệp.
- B
công nghiệp.
- C
dịch vụ.
- D
du lịch.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ
Câu hỏi 11 :
Ranh giới tự nhiên giữa châu Á với châu Âu là
- A
Sông Ô-bi.
- B
Dãy U-ran.
- C
Biển Địa Trung Hải.
- D
Dãy Cap-ca.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ về ranh giới tự nhiên nằm ở phía Tây châu Á, trên đường kinh tuyến 60 độ Đông.
Lời giải chi tiết:
Dãy U-ran, nằm ở phía Tây châu Á (trên đường kinh tuyến 60 độ Đông), là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.
Câu hỏi 12 :
Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn Hằng
- A
nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.
- B
rộng lớn và bằng phẳng.
- C
kéo dài hơn 3000km.
- D
do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm đồng bằng Ấn – Hằng.
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng Ấn - Hằng hình thành do phù sa của hệ thống sông Ấn – Hằng bồi đắp nên. Đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, dài hơn 3000km với bề rộng từ 250 – 350 km.
=> Nhận xét B, C, D đúng. Nhận xét A, đồng bằng nhỏ hẹp và cắt xẻ mạnh là không đúng
Câu hỏi 13 :
Đặc trưng của gió mùa mùa hạ là
- A
nóng ẩm, mưa nhiều.
- B
nóng, khô hạn.
- C
lạnh khô, ít mưa.
- D
lạnh ẩm, mưa nhiều.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mùa hạ gió thổi từ đại dương lục địa, mang lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều => Đây là đặc trưng của gió mùa mùa hạ.
Câu hỏi 14 :
Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì
- A
ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.
- B
nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.
- C
nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.
- D
do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ vị trí tiếp giáp của nước ta và các nước thuộc Tây Nam Á và chỉ ra điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn, mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mang tính hải dương điều hòa hơn, khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).
Câu hỏi 15 :
Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng do
- A
Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.
- B
Địa hình núi cao trên 4000m.
- C
Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn.
- D
Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ độ cao trung bình của sơn nguyên Tây Tạng.
Lời giải chi tiết:
Sơn nguyên Tây Tạng là khu vực núi cao và độ sộ nhất ở châu Á với độ cao trung bình trên 4000m, có nhiều nơi độ cao trên 5000m. Do vậy, trên các đỉnh núi nhiệt độ hạ thấp, băng tuyết bao phủ, quá trình hình thành đất rất hạn chế, sinh vật nghèo nàn và khó phát triển, chỉ xuất hiện một số loài đặc trưng của vùng núi cao.
Câu hỏi 16 :
Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước
- A
công nghiệp mới
- B
công nghiệp phát triển.
- C
đang phát triển.
- D
kém phát triển.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế và giữa vai trò quan trọng.
Lời giải chi tiết:
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, đến nay trong cơ cấu nền kinh tế nước ta ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng giảm).
=> Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.
Câu hỏi 17 :
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm?
- A
địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió.
- B
có gió tín phong thổi quanh năm.
- C
vị trí không tiếp giáp biển.
- D
có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Khí hậu Tây Nam Á khô hạn do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí địa lí kết hợp với đặc điểm địa hình.
Lời giải chi tiết:
Tây Nam Á có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ, khu vực thống trị quanh năm của khối áp cao cận chí tuyến -> do vậy nền nhiệt cao quanh năm, khí hậu khô hạn ít mưa; đây là vùng có gió tín phong khô nóng thổi quanh năm. Mặt khác, địa hình núi và cao nguyên phân bố ở rìa lục địa phía nam đã ngăn cản các khối khí ẩm từ biển thổi vào làm cho khí hậu của vùng thêm phần khắc nghiệt.
=> Như vậy, vị ví trí lí (có đường chí tuyến đi qua), gió tín phong và địa hình chắn gió từ biển vào là những nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn => loại A, B, D
- Tây Nam Á tiếp giáp với 5 vùng biển -> nhận xét do vị trí của vùng không giáp biển là sai
Câu hỏi 18 :
Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?
- A
Các con sông lớn.
- B
Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.
- C
Các vùng biển lớn.
- D
Các mỏ khoáng sản lớn.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương Đông là nơi xuất hiện sớm các nền văn hoá - văn minh, tiêu biểu là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng sớm xuất hiện nền văn hóa sông Hồng.
=> Liên hệ các nền văn hóa – văn minh lớn thuộc 4 quốc gia nêu trên và chỉ ra nhân tố tự nhiên gắn liền với quá trình hình thành chúng.
Lời giải chi tiết:
Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.
Ví dụ: Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.
Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.
Câu hỏi 19 :
Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn do
- A
mưa lớn tập trung vào mùa xuân.
- B
phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.
- C
dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.
- D
địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ các khu vực khí hậu mà sông Ô-bi chảy qua.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào mùa xuân ở vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi do: Sông Ô-bi có hướng chảy từ Nam lên Bắc, vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên dòng sông bị đóng băng, mùa xuân nhiệt độ tăng cao hơn -> băng bắt đầu tan ra.
+ Phần thượng lưu ở phía nam (vĩ độ thấp) có mùa xuân đến sớm hơn nên băng tan trước, nước chảy dồn xuống vùng trung và hạ lưu ở phía bắc.
+ Phía bắc (vùng trung và hạ lưu) ở vĩ độ cao, nhiệt độ chưa tăng cao nên nước vẫn đóng băng, nước từ thượng nguồn dồn về không thoát được ra biển, tràn xa xung gây nên lũ lớn gọi là hiện tượng lũ băng.
Câu hỏi 20 :
Chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á do
- A
đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn.
- B
nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo.
- C
khu vực có các nước theo đạo Hồi
- D
dịch bệnh đe dọa triền miên.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm văn hóa của các nước thuộc khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Lời giải chi tiết:
Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu theo Hồi giáo, với quan niệm lợn là loài vật bẩn thỉu nên đạo Hồi có tục lệ không ăn thịt lợn. Do vậy đàn lợn không phát triển ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.