Câu hỏi 1 :

Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau

  • A

    In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

  • B

    In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.

  • C

    In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

  • D

    In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở:

  • A

    Trung du và miền núi Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  • C

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

  • D

    Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp nước ta hiện nay

  • A

    Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp.

  • B

    Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia.

  • C

    Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.

  • D

    Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Xét lần lượt các đáp án:
- Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp..=> trong đó bao gồm nhiều ngành công nghiệp, hướng chuyên môn hóa khác nhau.

=> Nhận xét A đúng .

- Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

=> Nhận xét B đúng.

- Các trung tâm công nghiệp ra đời trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế ở nước ta.

=> Nhận xét C đúng.

- Ở nước ta, trung tâm công nghiệp rất lớn là TP. Hồ Chí Minh

=> Nhận xét D: Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn => Sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tây Nguyên không phải là vùng:

  • A

    có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

  • B

    nhiều đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

  • C

    khí hậu phân ra hai mùa mưa – khô rõ rệt.

  • D

    thiếu nước về mùa khô.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên có các cao nguyên badan rộng lớn, màu mỡ ở các độ cao khác nhau

=>  Nhận xét: Tây Nguyên có  nhiều đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

=> Sai (đây là đặc điểm của vùng ĐNB)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

  • A

    Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

  • B

    Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

  • C

    Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.

  • D

    Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

  • A

    cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

  • B

    cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.

  • C

    cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

  • D

    cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao

=> thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Ngược lại, đặc điểm khí hậu này không phù hợp với các loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là :

  • A

    Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.

  • B

    Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.

  • C

    Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I.

  • D

    Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

* Xu  hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư  nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% - Năm 2005

- Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn  định.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

  • A

    vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

  • B

    dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

  • C

    trình độ thâm canh cao.

  • D

    nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Diện tích khá nhỏ (4,5%)

=> từ đó suy luận những vấn đề cần đặt ra đối với vùng trong phát triển KT - XH

Lời giải chi tiết:

- ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số  cao: 1225 người/km2 => Sức ép đến phát triển KT  -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)

- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp,  ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.

=> Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

  • A

    Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

  • B

    Trình độ đô thị hóa thấp.

  • C

    Tỉ lệ dân thành thị tăng.

  • D

    Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm đô thị hóa nước ta: Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: số lượng đô thị cao nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là ĐBSH và ĐBSCL; số lượng đô thị ít nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

=> Nhận xét: Phân bố đô thị đều giữa các vùng => Sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007:

  • A

    Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

  • B

    Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

  • C

    Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

  • D

    Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác  Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 21

Lời giải chi tiết:

Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế:

- Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%.

- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%.

- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%.

=> Nhận xét đúng là: D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

  • A

    Trung Quốc.

  • B

    Thượng Lào.

  • C

    Campuchia.

  • D

    Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

=> Loại đáp án A, B, D

=> Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là

  • A

    thiếu lực lượng lao động.

  • B

    nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

  • C

    không tiêu thụ được sản phẩm.

  • D

    không có phương tiện đánh bắt.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Do khai thác quá mức kết hợp với nhiều hình thức khai thác trái phép (như nổ mìn..), ô nhiễm môi trường biển đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm

=> Đây là khó khăn mà các địa phương vùng ven biển nước ta đang phải đối mặt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do

  • A

    các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.

  • B

    thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

  • C

    sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.

  • D

    tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Nền sản xuất kém phát triển và lạc hậu, con người phải sử dụng nhiều sức lực hơn và ngược lại sản xuất phát triển, nhiều máy mọc hiện đại, tự động hóa sẽ dần thay thế sức lao động con người.

Lời giải chi tiết:

Ngành nông – lâm – ngư nghiệp nước ta phát triển chủ yếu ở trình độ thấp, sử dụng máy móc thiết bị thô sơ lạc hậu

=> đòi hỏi nhiều lao động thủ công.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?

  • A

    Hải Phòng.

  • B

    Huế.

  • C

    Đà Nẵng.

  • D

    Cần Thơ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5

Lời giải chi tiết:

B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3)

B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3.

=> Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- Huế không phải là thành phố trực thuộc Trung ương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

  • A

    Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • C

    Tây Nguyên.

  • D

    Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 23

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23:
B1. Xác định vị trí tuyến quốc lộ 1 (từ Lạng Sơn đến Cà Mau)

B2. Đọc tên các vùng kinh tế mà Quốc lộ 1 chạy qua, gồm: Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng Tây Nguyên nằm ở phía Tây lãnh thổ, không có quốc lộ 1 chạy qua.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Biểu hiện nào sau đây không nói lên sự giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?

  • A

    Hơn 30 vườn quốc gia.

  • C

    Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.

  • D

    Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xác định từ khóa: “tài  nguyên du lịch về mặt sinh vật”

Lời giải chi tiết:

- Tài nguyên sinh vật bao gồm thực vật và động vật. Các vườn quốc gia, động vật hoang dã, hệ sịnh thái….thuộc nhóm tài nguyên sinh vật.

=> Loại đáp án A, B, D

- Nguồn nước khoáng, nước nóng thuộc nhóm tài nguyên nước.

=> Đây không phải là biểu hiện giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D

    Nam Định, Bắc Ninh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Hoạt động  nào không thuộc công nghiệp chế biến thủy hải sản nước ta?

  • A

    Chế biến nước mắm.

  • B

    Chế biến cá.

  • C

    Chế biến tôm .

  • D

    Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

CN chế biến thủy hải sản sử dụng nguyên liệu từ ngành thủy sản (tôm, cá, mực...). Gồm các phân ngành: chế biến nước mắm (từ cá), chế biến tôm cá.

=> Loại đáp án A, B, C

- Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt là ngành thuộc CN chế biến sản phẩm chăn nuôi (sử dụng nguyên liệu từ thịt).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

  • A

    phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

  • B

    cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

  • C

    khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

  • D

    mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dân số tăng => nhu cầu ăn uống, tiêu dùng tăng.

Lời giải chi tiết:

Dân số tăng nhanh => nhu cầu tiêu dùng tăng lên => mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A

    Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.

  • B

    Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.

  • C

    Do đất đai ở đây sớm bạc màu.

  • D

    Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Vấn đề đặt ra đối với ĐBSH hiện nay là dân số đông -> gây sức ép lớn lên các vấn đề ăn, ở, việc làm, môi trường.

- Mục đích của thâm canh là tăng năng suất, sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích.

=> Từ đó tìm ra các vấn đề sẽ được giải quyết nếu đẩy mạnh thâm canh.

Lời giải chi tiết:

ĐBSH có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước.

=> Nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn.

=> Khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế

=> Cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là:

  • A

    Hiệu quả kinh tế thấp.

  • B

    Đồng cỏ hẹp.

  • C

    Nhu cầu về sức kéo giảm.

  • D

    Không thích hợp với khí hậu.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ mục đích chính của chăn nuôi trâu ở nước ta.

=> từ đó xác định được nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi trâu hiện nay giảm.

Lời giải chi tiết:

Chăn nuôi trâu phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo.

=> Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp  được tăng cường cơ giới hóa

=> Nhu cầu về sức kéo giảm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do

  • A

    có nguồn nguyên liệu phong phú.

  • B

    giao thông thuận tiện.

  • C

    gần thị trường tiêu thụ.

  • D

    tận dụng nguồn lao động.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tây Nguyên và Băc Trung Bộ là hai vùng có độ che phủ rừng lớn ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên và Bắc  Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng còn lại lớn nhất ở nước ta.

=> tạo nguồn nguyên liệu phong phú

=> là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014

Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995-2014:

  • A

    Sản lượng điện và than đều tăng.

  • B

    Sản lượng than tăng nhưng không ổn định.

  • C

    Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện.

  • D

    Từ năm 1995-2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét:

- Sản lượng than và điện đều tăng lên trong giai đoạn 1995 – 2014

- Giai đoạn

+ Sản lượng than tăng gấp 4,96 lần, nhưng chưa ổn định

+ Sản lượng điện tăng gấp 9,53 lần

=> Nhận xét A, B, D đúng

   Nhận xét C: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện là Sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do

  • A

    Gần nguồn nguyên liệu phong phú.

  • B

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • C

    Lao động có trình độ tay nghề cao.

  • D

    Cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công nghiệp CBLTTP không đòi hỏi kĩ thuật hiện đại, lao động trình độ cao.

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không đòi hỏi kĩ thuật hiện đại, lao động trình độ cao.

=> Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do lao động có trình độ tay nghề cao.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho  bảng số liệu

Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

  • A

    Cột.

  • B

    Đường.

  • C

    Miền.

  • D

    Kết hợp cột và đường.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ.

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp thường thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau (2 đơn vị khác nhau)

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là: biểu đồ kết hợp cột và đường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) do

  • A

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.

  • B

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.

  • C

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

  • D

    nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm sinh thái của trâu.

=> phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của vùng

Lời giải chi tiết:

Trâu thuộc nhóm gia súc lớn nên thích hợp chăn thả trên các đồng cỏ lớn, mặt khác đặc điểm sinh thái của trâu là ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi

=> Thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh +  địa hình đồi núi với các cánh rừng lớn của vùng TDMNBB.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho biểu đồ sau:

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?
1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp.

3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.

4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét biểu đồ.

Lời giải chi tiết:

+ ĐBSH: có tỉ trọng nông – lâm-ngư nghiệp (hoặc nông – lâm – thủy sản) lớn nhất (40,7%), tiếp đến là công nghiệp - xây dưng và dịch vụ.

=> Nhận xét 1 đúng, nhận xét 2 sai.

+ ĐBSCL có tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp lớn nhất và trên 50% (52,1%), đứng thứ 2 là dịch vụ (31,3%), thấp nhất là công nghiệp xây dựng (16,6%).

=> Nhận xét 3 đúng.

+ Trong cơ cấu kinh tế, ĐBSCL có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng cón nhỏ (chỉ chiếm 16,6%)

=> Nhận xét 4 đúng.

=> Vậy có 3 nhận xét đúng  về biểu đồ trên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

  • A

    thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

  • B

    đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

  • C

    tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

  • D

    sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất

=>  phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.

- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

=> từ đó suy ra nguyên nhân giúp mở rộng thị trường xuất khẩu ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta tăng lên và chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất

=>  phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.

=> phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế

- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc -> kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng

=> đây là kết quả của chính sách đổi mới, hội nhập nền kinh tế của nước ta (Việt Nam gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì...).

 Vậy: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Hiện nay Việt Nam được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài chủ yếu là do :

  • A

    Chính trị ổn định.

  • B

    Tài nguyên và lao động dồi dào.

  • C

    Có luật đầu tư hấp dẫn.

  • D

    Vị trí địa lý thuận lợi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên quan đến chính sách phát triển thu hút đầu tư của Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Việt Nam thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nhờ có Luật Đầu tư hấp dẫn. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp.

- Luật đầu tư thông thoáng so với nhiều nước Đông Nam Á, thủ tục hành chính đang dần được khắc phục, tinh gọn hơn.

- Chính sách ưu đãi của Việt Nam khá cao và mang tính cạnh tranh:  mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đang được áp dụng tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao là 10% trong thời hạn 15 năm; miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

- Đặc biệt, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, các quy định còn kéo dài thời gian áp dụng mức thuế ưu đãi 10% lên tới 30 năm, đồng thời mở rộng thêm nhiều ưu đãi khác về tiền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…. (Theo GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài)

=> Đây là điểm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là

  • A

    phát triển thêm các đồng cỏ.

  • B

    đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.

  • C

    đảm bảo chất lượng con giống.

  • D

    phát triển dịch vụ thú y.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Nguồn thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với các đàn gia súc.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi. Vì đặc trưng của chăn nuôi ở nước ta là phụ thuộc nhiều vào cơ sở thức ăn.

Đáp án - Lời giải