Câu hỏi 1 :
Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là
- A
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
- B
Có thành phần dân tộc đa dạng.
- C
Quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.
- D
Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển phía đông.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.
Câu hỏi 2 :
Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?
- A
Rừng lá rộng.
- B
Xavan và cây bụi.
- C
Thảo nguyên.
- D
Rừng lá kim.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng Xi-bia là nơi phân bố chủ yếu của cảnh quan rừng lá kim, phân bố ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần Đông Xi-bia.
Câu hỏi 3 :
Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?
- A
châu Á.
- B
châu Âu.
- C
châu Mĩ.
- D
châu Phi.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tây Nam Á có vị trí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi.
=> Tây Nam Á không tiếp giáp châu Mĩ
Câu hỏi 4 :
Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực
- A
Bắc Á.
- B
Tây Nam Á.
- C
Đông Nam Á.
- D
Trung Á.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khu vực Đông Nam Á có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Câu hỏi 5 :
Đặc điểm vị trí địa lí châu Á
- A
Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.
- B
Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- C
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.
- D
Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:
- Phần lục địa châu Á nằm ở bán cầu bắc và phần hải đảo kéo dài xuống bán cầu nam (100N).
=> nhận xét C. nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc không đúng.
- Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. => nhận xét A đúng.
- Tiếp giáp 3 đại dương lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương), không giáp Đại Tây Dương. => nhận xét B. tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không đúng.
- Phía Tây giáp châu Âu và châu Phi, không tiếp giáp châu Mĩ => nhận xét D. phía tây giáp châu Mĩ không đúng.
=> Loại đáp án B, C, D. Đáp án A đúng
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?
- A
Hàng dệt may (vải, tơ lụa, thảm len, vải bông).
- B
Đồ gốm, sứ, thủy tinh, kim loại.
- C
Máy móc, thiết bị điện tử.
- D
Thuốc súng, vũ khí, la bàn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã trao đổi với nhau nhiều mặt hàng có giá trị như vải lụa,tơ lụa, đồ gốm sứ, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất bằng kim loại, vũ khí, la bàn, thuốc súng….
Máy móc, thiết bị điện tử không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước thời kì này.
Câu hỏi 7 :
Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực
- A
Tây Bắc Ấn Độ.
- B
phía nam dãy Hi-ma-lay-a.
- C
đồng bằng ven biển phía Đông dãy Gát Đông.
- D
đồng bằng Ấn – Hằng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc Ấn Độ.
Câu hỏi 8 :
Khu vực nào sau đây có lượng mưa vào loại nhiều nhất thế giới?
- A
Nam Á, Tây Nam Á.
- B
Đông Á, Bắc Á.
- C
Đông Nam Á, Nam Á.
- D
Đông Nam Á, Đông Á.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khu vực Nam Á và Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ mang lại lượng mưa lớn, đây là khu vực có lượng mưa vào loại nhiều nhất trên thế giới.
Câu hỏi 9 :
Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?
- A
Đồng bằng ven biển.
- B
Cao nguyên badan.
- C
Sơn nguyên đá vôi.
- D
Bán bình nguyên.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ khu vực địa hình có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, giao thông đi lại...
Lời giải chi tiết:
Dân cư châu Á tập trung đông dúc nhất ở khu vực đồng bằng ven biển rộng lớn: đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, các khu vực đồng bằng ven biển phía đông thuộc Đông Nam Á. Vùng đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào...thuận lợi cho sinh sống, phát triển kinh tế.
Câu hỏi 10 :
Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là
- A
Than đá.
- B
Dầu mỏ.
- C
Sắt.
- D
Crôm.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ loại khoáng sản phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Lời giải chi tiết:
Các nước Tây Nam Á và Trung Á phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước này.
Câu hỏi 11 :
Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của phần đất liền Đông Nam Á?
- A
các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
- B
phần lớn có khí hậu xích đạo
- C
địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sông.s
- D
ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về đặc điểm tư nhiên của Đông Nam Á lục địa.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:
- Địa hình gồm các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng
- Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh => Nhận xét C đúng.
- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng.
=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của phần đất liền Đông Nam Á
Câu hỏi 12 :
Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
- A
Đông Nam Á
- B
Tây Nam Á
- C
Trung Á
- D
Nam Á
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á
Câu hỏi 13 :
Đâu không phải là đặc điểm sông ngòi khu vực Bắc Á?
- A
Chảy theo hướng Nam – Bắc.
- B
Nguồn cung cấp nước chủ yếu do nước mưa.
- C
Thường xảy ra lũ vào mùa xuân do băng tan.
- D
Đổ ra Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Khu vực Bắc Á thuộc đới khí hậu cực và cận cực lạnh giá, mùa đông bị đóng băng -> liên hệ ảnh hưởng của khí hậu đến đặc điểm sông ngòi của Bắc Á.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm sông ngòi Bắc Á là: hướng chảy từ Nam lên Bắc và đổ ra Bắc Băng Dương, nằm trong khu vực lạnh giá nên về mùa đông sông bị đóng băng kéo dài, mùa xuân băng tan gây ra lũ băng lớn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông là băng tuyết tan.
=> Nhận xét A, C, D đúng. Nhận xét B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do nước mưa là không đúng.
Câu hỏi 14 :
Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn chủ yếu nhằm
- A
tạo ra sản phẩm tiêu dùng hiện đại cho người dân trong nước.
- B
tạo ra các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
- C
đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- D
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn chủ yếu nhằm tạo ra các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
Câu hỏi 15 :
Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là
- A
đồng bằng châu thổ.
- B
núi và cao nguyên.
- C
bán bình nguyên.
- D
sơn nguyên và bồn địa.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tây Nam Á có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu hỏi 16 :
Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là
- A
công nghiệp luyện kim.
- B
cơ khí, chế tạo máy.
- C
khai thác và chế biến dầu mỏ.
- D
sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là khai thác và chế biến dầu mỏ.
Câu hỏi 17 :
Đặc điểm dân cư Nam Á là
- A
đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á
- B
đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á.
- C
đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á.
- D
đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm dân cư Nam Á là đông dân thứ 2 châu Á, mật độ dân số cao nhất châu Á.
Câu hỏi 18 :
Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là
- A
Luyện kim.
- B
Khai thác than
- C
Hóa chất
- D
Điện tử - tin học
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là điện tử - tin học.
Câu hỏi 19 :
Đây là quốc gia sớm thực hiện cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?
- A
Nhật Bản.
- B
Trung Quốc.
- C
Hàn Quốc.
- D
Thái Lan.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, Nhật Bản đã sớm thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng
Câu hỏi 20 :
Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của nửa phía đông phần đất liền Đông Á?
- A
Địa hình gồm đồi núi thấp và đồng bằng phù sa màu mỡ.
- B
Khí hậu gió mùa ẩm với hai mùa gió chính.
- C
Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn.
- D
Cảnh quan chủ yếu là rừng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm tự nhiên của nửa phía đông phần đấy liền Đông Á
- Địa hình gồm vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng phù sa màu mỡ (Hoa Bắc, Hoa Trung)
=> nhận xét A đúng
- Khí hậu gió mùa ẩm với hai mùa gió chính: mùa đông có gió mùa tây bắc khô lạnh, mùa hạ có gió mùa đông nam mát ẩm, mưa nhiều => nhận xét B đúng
- Cảnh quan chủ yếu là rừng => nhận xét D đúng
- Phần lãnh thổ phía đông chủ yếu là trung và hạ lưu các con sông => nhận xét: Là nơi bắt nguồn của các sông lớn là không đúng
Câu hỏi 21 :
Khí hậu châu Á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do
- A
địa hình da dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng.
- B
lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
- C
hoạt động của hoàn lưu gió mùa.
- D
hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Châu Á gồm 5 đới khí hậu, trải dài từ vùng cực Bắc về xích đạo.
Lời giải chi tiết:
Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo
-> do vậy hình thành nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
Câu hỏi 22 :
Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do
- A
có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.
- B
nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C
nằm trong đới khí hậu ôn đới.
- D
có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Cảnh quan núi cao hình thành trên dãy núi có độ cao lớn trên 2600m, do sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
Lời giải chi tiết:
Khu vực Nam Á có dãy Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, độ cao trung bình trên 3000m.
=> Do đó hình thành kiểu cảnh quan núi cao, ở độ cao 4500m trở lên có băng tuyết vĩnh cửu bao phủ.
Câu hỏi 23 :
Các quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc phần đất liền của Đông Á là
- A
Trung Quốc, Đài Loan.
- B
Trung Quốc, Triều Tiên.
- C
Nhật Bản, Hải Nam.
- D
Nhật Bản, Triều Tiên.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc phần đất liền của Đông Á là Trung Quốc, Triều Tiên.
Câu hỏi 24 :
Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì
- A
ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.
- B
nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.
- C
nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.
- D
do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ vị trí tiếp giáp của nước ta và các nước thuộc Tây Nam Á và chỉ ra điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn, mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mang tính hải dương điều hòa hơn, khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).
Câu hỏi 25 :
Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
- A
Địa hình.
- B
Khí hậu.
- C
Nguồn nước.
- D
Khoáng sản.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dân cư tập trung đông đúc ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
=> Liên hệ đặc điểm tự nhiên của các khu vực này.
Lời giải chi tiết:
Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Đây là những khu vực có khí hậu mang tính chất gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, giáp biển, nguồn nước dồi dào (nhiều hệ thống sông) => thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Ngược lại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc địa hình núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm (Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa) dân cư phân bố thưa thớt hơn, mặc dù đây là nơi có nguồn khoáng sản giàu có (các mỏ kim loại, dầu mỏ).
=> Như vậy, nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư châu Á. Ngược lại nhân tố khoáng sản ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư.
Câu hỏi 26 :
Thành phố nào sau đây được gọi là “thung lũng silicon” của châu Á?
- A
Mum-bai.
- B
Côn-ca-ta.
- C
Bangalore.
- D
Niu Đê-li.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đây là thành phố nổi tiếng về các ngành công nghệ cao.
Lời giải chi tiết:
Bangalore là một thành phố nổi tiếng nằm ở miền Nam của Ấn Độ, nơi đây được biết đến như là thung lũng điện tử (thung lũng silicon) của Ấn Độ cũng như châu Á, tập trung các trung tâm, đầu não, đầu tàu của các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại như điện tử, máy tính, sản xuất phần mềm, vi mạch... Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ở thành phố này đã góp phần đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường trên thế giới về phần mềm vi tính.
Câu hỏi 27 :
Có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương là do
- A
nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.
- B
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- C
địa hình chủ yếu là đồi núi.
- D
phát triển thủy điện, xây dựng nhiều công trình lớn.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Động đất và núi lửa hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Lời giải chi tiết:
Các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Khu vực này là nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương và các mảng Philippin, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a => tại ranh giới tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở đại dương, sinh ra động đất núi lửa…
Câu hỏi 28 :
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là
- A
tuyến đường sắt đông – tây.
- B
con đường tơ –lụa.
- C
tuyến đường biển đông – tây.
- D
con đường gốm sứ.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đây là con đường giao thương lớn nhất thời cổ đại, bắt đầu từ Trung Quốc, con người vận chuyển các hàng hóa như vải lụa, gấm vóc, gốm, sứ…từ phương Đông sang các nước phương Tây.
Lời giải chi tiết:
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là “con đường tơ lụa”. Con đường tơ lụa được coi là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và là cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.