Câu hỏi 1 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

  • A

    Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

  • B

    Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

  • C

    Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

  • D

    Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:

-  Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa -> nhận xét: cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại là không chính xác.

=> Nhận xét A không đúng

 - Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

=> Nhận xét B, C, D đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào sau đây là không chính xác về đặc điểm dân cư của Hoa Kì?

  • A

    Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới.

  • B

    Hoa Kì là đất nước của những người xuất cư.

  • C

    Thành phần dân cư Hoa Kì rất đa dạng.

  • D

    Phân bố dân cư Hoa Kì không đồng đều.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm dân cư Hoa Kì:
-
Dân số đông thứ 3 trên thế giới.

- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.

- Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc.

=> Nhận xét A, C, D đúng.

     Nhận xét B: Hoa Kì là đất nước xuất cư là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn – su?

  • A

    Dân cư tập trung đông đúc.

  • B

    Có nhiều thành phố, đô thị lớn và lâu đời.

  • C

    Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi.

  • D

    Tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp gồm tự nhiên (vị trí địa lí, lãnh thổ, địa hình; tài nguyên thiên nhiên) và nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng, lịch sử khai thác lãnh thổ, chính sách phát triển).

=> Liên hệ các đặc điểm vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội Nhật Bản để tìm ra đâu không phải là nguyên nhân thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở vùng phía nam Nhật Bản.

Lời giải chi tiết:

Lãnh thổ phía nam đảo Hôn su có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên: địa hình đồng bằng thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, vị trí thuận lợi kết hợp với đường bờ biển thuận lợi cho xây dựng các cảng biển lớn -> đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa.

- Đây là vùng tập trung nhiều thành phố đô thị lớn và sớm được khai phá ở Nhật Bản (Tô-ki-ô, Cô-bê, Ô-xa-ca, Na-gôi-a) : tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào có trình độ cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển….

=> Đây là những nhân tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở khu vực này, vùng đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp lớn.

- Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn là hạn chế lớn nhất cho sự phát triển công nghiệp của khu vực này. Tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở vùng phía nam  đảo Hôn – su.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng:

  • A

    Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

  • B

    Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

  • C

    Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

  • D

    Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã

  • A

    tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

  • B

    đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

  • C

    phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.

  • D

    vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Các nước thành lập nên Cộng đồng Than và Thép châu Âu gồm:

  • A

    Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

  • B

    Anh, Đức, Thụy Điển, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

  • C

    Pháp, Ba Lan, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch.

  • D

    Tây Ban Nha, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Áo, Lúc- xăm-bua.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Năm 1951, thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, I-ta-lí-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  • A

    Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

  • B

    Thông qua kí kết các hiệp ước.

  • C

    Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

  • D

    Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cơ chế hợp tác của ASEAN là:

- Thông qua các diễn đàn.

- Thông qua các hiệp ước.

- Thông qua tổ chức các hội nghị.

=> Nhận xét A, B đúng

- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.

=> Nhận xét D đúng

- Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia không phải là là cơ chế hợp tác của ASEAN

=> Nhận xét C không đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Dạng địa hình chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây Liên Bang Nga là

  • A

    sơn nguyên.

  • B

    đồng bằng.

  • C

    bồn địa.

  • D

    núi cao.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Lãnh thổ phía tây có địa hình đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A

    địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

  • B

    phần lớn có khí hậu xích đạo

  • C

    sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

  • D

    ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức về đặc điểm tư nhiên của Đông Nam Á lục địa.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:

- Địa hình: hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa  => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa => Nhận xét C đúng.

- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng.

=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào sau đây không nằm trong tự do di chuyển?

  • A

    Tự do đi lại

  • B

    Tự do du lịch

  • C

    Tự do cư trú

  • D

    Tự do lựa chọn nơi làm việc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về tự do di chuyển ở EU.

Lời giải chi tiết:

Tự do du lịch thuộc tự do dịch vụ nên không nằm trong tự do di chuyển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A

    tự nhiên

  • B

    bán tự nhiên

  • C

    chuồng trại

  • D

    trang trại

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đâu là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

  • A

    Ưu tiên phát triện công nghiệp truyền thống.

  • B

    Giữ nguyên cơ chế quản lý.

  • C

    Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

  • D

    Sản xuất, phát triển mạnh ngành nông nghiệp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

Chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc là:

- Thay đổi cơ chế quản lý: chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường => nhận xét B sai.

- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi với thị trường thế giới.

- Chủ động đầu tư hiên đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất => nhận xét C đúng.

- Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có thể tăng nhanh năng suất. => Các ý A, D sai.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu EU biểu hiện là

  • A

    số lượng các thành viên và phạm vi lãnh thổ ngày càng mở rộng.

  • B

    chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.

  • C

    sự hợp tác liên kết ngày càng thu hẹp và chặt chẽ hơn.

  • D

    không gian lãnh thổ không ngừng bị thu hẹp do quản lí chặt chẽ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức về sự ra đời phát triển và mục tiêu thể chế của EU.

Lời giải chi tiết:

- Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

- Sự mở  rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.

- Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua thể chế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Hoa Kì?

  • A

    Nằm ở bán cầu Đông.

  • B

    Nằm ở bán cầu Tây.

  • C

    Tiếp giáp Canađa.

  • D

    Tiếp giáp Đại Tây Dương.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về vị trí địa lí và lãnh thổ Hoa Kì.

Lời giải chi tiết:

Hoa Kì là quốc gia nằm ở bán cầu Tây. Giáp với Ca-na-da ở phía Bắc, Mê-hi-cô ở phía Nam và tiếp giáp với 2 đại dương, đó là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhận định A là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đâu không phải là ý nghĩa tích cực của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU?

  • A

    xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước

  • B

    nâng cao sức cạnh tranh của thị trường

  • C

    xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

  • D

    tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

- Lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU là:

       + Nâng cao sức cạnh tranh

       + Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

       + Thuận lợi việc chuyển vốn trong EU

       + Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp

=> Loại đáp án B, C, D

   -  Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU không góp phần xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước (việc xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước như chính sách phát triển, việc sử dụng các nguồn nhân lực tự nhiên – kinh tế xã hội....)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Giai đoạn nào của nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng?

  • A

    1973-1974.

  • B

    sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952.

  • C

    1991 đến nay.

  • D

    1952-1973.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về đặc điểm kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952 nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Biểu hiện của già hóa dân số là: giảm tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi, tăng nhanh tỉ lệ người già trên 65 tuổi, tăng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động. Từ những biểu hiện trên suy ra hậu quả của già hóa dân số.

Lời giải chi tiết:

Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:

- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.

- Chi phí phúc lợi xã hội lớn  -> do số người già tăng nhanh.

- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao.

=> Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Chuyên môn hóa trong phát triển nông nghiệp thể hiện ở

  • A

    Hình thành các vùng nông nghiệp trọng điểm.

  • B

    Hình thành các vùng đa canh, vành đai nông nghiệp

  • C

    Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực

  • D

    Hình thành hệ thống trang trại có quy mô khác nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức sự phát triển của ngành nông nghiệp ở Hoa Kì.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm đúng với nông nghiệp Hoa Kì là sự chuyển từ vùng chuyên canh sang đa canh, vành đai nông nghiệp trồng nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu nước?

  • A

    16 nước.

  • B

    13 nước.

  • C

    14 nước.

  • D

    15 nước.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức vị trí và lãnh thổ của Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20° Bắc tới 53° Bắc, khoảng từ 73° Đông đến 135°Đông và giáp 14 nước. Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

  • A

    nghèo tài nguyên khoáng sản

  • B

    không có đồng bằng lớn

  • C

    lượng mưa quanh năm không đáng kể

  • D

    chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa…).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Giả sử tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì giai đoạn 2015 – 2020 là 0,6%, thì số dân Hoa Kì 2018 là bao nhiêu?

  • A

    323,7 triệu người

  • B

    327,5 triệu người

  • C

    325,6 triệu người

  • D

    329,5 triệu người

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: Dn = do (1+tg)n   

Trong đó: Dn là số dân cần tính, do số dân đã biết, tg là gia tăng tự nhiên và n là khoảng cách năm.

Lời giải chi tiết:

Tính dân số năm sau:

- Gọi D0: dân số đầu kì

         D1: dân số năm kế tiếp (liền sau)

         D2: dân số năm thứ hai

         Dn: dân số năm thứ n

Ta có: D­1 = d0 + do x tg = do (1 + tg)

           D2 = d1 (1 + tg) = do (1+tg)2

           D3 = d0 (1+tg)3

         Tương tự, ta có Dn = do (1+tg)n   

Áp dụng công thức trên, ta có: D2018 = do (1+tg)3 = 321,8 x (1 + 0,006)3 = 327,6 triệu người.

- Như vậy, dân số năm 2018 của Hoa Kì là 327,6 triệu người.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho bảng số liệu sau:

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 1995 và năm 2004:

  • A

    Tỉ trọng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu.

  • B

    Tỉ trọng xuất khẩu luôn chiếm trên 50%.

  • C

    Tỉ trọng nhập khẩu cao, có xu hướng tăng.

  • D

    Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng tăng mạnh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chú ý sự biến động của số liệu.

Lời giải chi tiết:

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Tỉ trọng xuất nhập khẩu có sự thay đổi qua các năm.

- Nhập khẩu luôn chiếm cao hơn và ngày càng tăng (tăng thêm 8,2%).

- Xuất khẩu chiếm tỉ trọng nhỏ hơn (34,9% so với 65,1%) và có xu hướng giảm (giảm 8,2%).

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014

(Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là

  • A

    Biểu đồ đường.

  • B

    Biểu đồ miền.

  • C

    Biểu đồ tròn.

  • D

    Biểu đô kết hợp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu hoặc tỉ trọng (giá trị %); trong thời gian  1 – 3 năm hoặc 1 - 3 đối tượng.

Lời giải chi tiết:

Đề bài yêu cầu:

- Thể hiện tỉ trọng.

- Của 2 đối tượng: GDP và số dân

=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng GDP và số dân EU so với các khu vực khác trên thế giới là biểu đồ tròn

(hai hình tròn: một hình tròn thể hiện tỉ trọng GDP và một hình tròn thể hiện tỉ trọng dân số của EU cùng với các khu vực còn lại)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Gần đây có một sự kiện lần đâu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là

  • A

    Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU.

  • B

    Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU.

  • C

    Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU.

  • D

    Chính phủ Bê – la – rút xin gia nhập EU.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sự kiện này còn được gọi tên là Brexit

Lời giải chi tiết:

Sự kiện Anh rút khỏi EU còn được gọi tên là Brexit. Năm 2016 nước Anh đã chọn rời khỏi EU và cuối tháng 3/2017 chính thức rời khỏi EU để trở thành một quốc gia độc lập trong tất cả mọi lĩnh vực. Sự kiện Anh rút khỏi EU không chỉ tác động mạnh mẽ đến chính trị -kinh tế - xã hội nước Anh mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Việc chuyển đổi sang đồng tiền Ơ-rô sẽ gây nên tình trạng khó khăn nào sau đây?

  • A

    thu hút đầu tư nước ngoài

  • B

    giá cả tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng.

  • C

    tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng

  • D

    chậm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đồng tiền Ơ – rô có mệnh giá cao hơn so với nhiều đồng tiền nội địa của các quốc gia tham gia chuyển đổi sang đồng tiền chung.

Lời giải chi tiết:

Việc chuyển sang dùng đồng tiền chung Ơ – rô có mệnh giá cao hơn so với đồng tiền nội địa của nhiều nước thành viên tham gia chuyển đồi đồng tiền chung ->  khiến cho giá cả của nhiều sản phẩm tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng phổ biến => gia tăng lạm phát.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho bảng số liệu:
                                                Dân số của Liên Bang Nga qua các năm

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A

    Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.

  • B

    Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.

  • C

    Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.

  • D

    Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cách nhận xét bảng số liệu

- Nhận xét chung cả giai đoạn: tăng hay giảm (bao nhiêu lần), liên tục hay không liên tục.

- Nếu có biến động: chỉ ra giai đoạn biến động tăng hoặc giảm thất thường (dẫn chứng số liệu).

Lời giải chi tiết:

- Nhìn chung cả giai đoạn 1991 – 2015 dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ (giai đoạn 1991 - 2010 giảm, sau đó tăng nhẹ ở giai đoạn 2010 - 2015: từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người) => Nhận xét B đúng, nhận xét A không đúng.

+ Giai đoạn 1991 – 2015: dân số giảm liên tục, từ 148,3 triệu người xuống 143,2 triệu người (giảm 5,1 triệu người) => Nhận xét D đúng

+ Giai đoạn 2010 – 2015: dân số tăng lên từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người (tăng 1,1 triệu người) => Nhận xét C đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

“Trên 70% dân số Liên Bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga?

  • A

    hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa.

  • B

    thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.

  • C

    thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • D

    nền văn hóa độc đáo, đa dạng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn -> điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.

=> từ đó suy ra được mặt thuận lợi của việc phân bố dân cư ở các thành phố nhỏ và vệ vinh.

Lời giải chi tiết:

- Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn -> điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.

- Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh => góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý- quy hoạch phát triển dân số => hạn chế đươc các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?

  • A

    Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.

  • B

    Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên.

  • C

    Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.

  • D

    Nhóm dưới 15 tuổi giảm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: Nhận xét lần lượt từng đối tượng (căn cứ giá trị năm đầu và năm cuối): cả giai đoạn tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục (lấy số liệu chứng minh).

Lời giải chi tiết:

Nhận xét: Nhìn chung, giai đoạn 1950 - 2014 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản có sự thay đổi theo thời gian

- Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: có xu hướng giảm nhanh từ 35,4% xuống còn 12,9%. -> Nhận xét D đúng

- Nhóm tuổi 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng nhẹ và còn biến động, tăng từ 59,6% lên 60,8% -> Nhận xét B đúng.

- Nhóm tuổi trên 65 tăng nhanh và liên tục, từ 5% lên 26,3% => Nhận xét A đúng, nhận xét C không đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

  • A

    Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B

    Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

  • C

    Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

  • D

    Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản và ưu điểm của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Lời giải chi tiết:

- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:

+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.

+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.

+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.

=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do

  • A

    Sản lượng lương thực thấp.

  • B

    Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.

  • C

    Dân số đông nhất thế giới.

  • D

    Năng suất cây lương thực thấp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)

Lời giải chi tiết:

Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)

Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới)

=> Bình quân lương thực đầu người thấp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây tuy không thuận lợi nhưng rất cần thiết để thúc đẩy

  • A

    phát triển kinh tế - xã hội trong một nước và giữa các nước.

  • B

    giao lưu văn hóa giữa các nước.

  • C

    giao thương kinh tế giữa các nước.

  • D

    phát triển du lịch trong vùng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm địa hình ở Đông Nam Á lục địa.

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, đây cũng là đặc điểm địa hình của các quốc gia Đông Nam Á

=> Do vậy giao thông đông – tây trong một nước cũng như giữa các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn -> gây cản trở sự giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa miền núi với các vùng đồng bằng, giữa các quốc gia Đông Nam Á; hạn chế sự phát triển kinh tế -xã hội cho dân cư ở vùng miền núi của các quốc gia.

Ví dụ. Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có địa hình gồm nhiều dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, tập trung ở phía tây lãnh thổ -> hạn chế sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng miền núi phía tây với vùng đồng bằng ở phía đông, sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với các nước ở phía tây như Lào, Cam-pu-chia (biên giới với các nước này chủ yếu là vùng núi).

=> Việc phát triển các tuyến giao thông hướng Đông – Tây tuy khó khăn nhưng sẽ góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một nước cũng như giữa các nước trong khu vực.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

  • A

    quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

  • B

    nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

  • C

    chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

  • D

    các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu.

=> Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực => khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Cho biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA NHẬT BẢN

Nhận xét nào sau đây là không đúng?

  • A

    Sản lượng cá khai thác giai đoạn 1985 – 2014 liên tục giảm.

  • B

    Trừ năm 2005, giai đoạn 1985 – 2014, sản lượng cá khai thác liên tục giảm.

  • C

    Sản lượng cá khai thác năm 1985 gấp 2,74 lần năm 2014.

  • D

    Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giảm nhanh ở giai đoạn 1990 – 2000.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét biểu đồ:

Nhận xét cả giai đoạn tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay còn biến động.

+ Lấy số liệu năm cuối chia năm đầu để biết cả giai đoạn tăng/ giảm bao nhiêu lần.

+ Nếu có biến động, chỉ rõ năm biến động và nêu dẫn chứng.

Lời giải chi tiết:

- Sản lượng cá khai thác giai đoạn 1985 – 2014 giảm nhanh (giảm 27,4 lần) nhưng không liên tục, năm 2005 có tăng nhẹ từ 4988,2 lên 593,5 nghìn tấn.

=> nhận xét B, C đúng => loại B, C

     nhận xét A. sản lượng cá giai đoạn 1985 – 2014 giảm liên tục là không đúng.

- Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giảm nhanh ở giai đoạn 1990 – 2000 (giảm 2,1 lần)

=> nhận xét D đúng => loại D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cho bảng số liệu

GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm là

  • A

    biểu đồ đường.

  • B

    biểu đồ tròn.

  • C

    biểu đồ miền.

  • D

    biểu đồ kết hợp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: Biểu đồ miền thường dùng để thể hiện cơ cấu (tỉ trọng) của đối tượng , trong thời gan từ 4 năm trờ lên.

Lời giải chi tiết:

Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ miền thường dùng để thể hiện tỉ trọng (cơ cấu) của đối tượng, thời gian từ 4 năm trở lên.

=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới giai đoạn 1985 - 2015 (5 năm) là biểu đồ miền.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Nhận định nào sau đây không đúng về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (Ơ –rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán?

  • A

    Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng tiền chung Ơ –rô.

  • B

    Vẫn còn 8 nước thành viên chưa tham gia.

  • C

    Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia.

  • D

    Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết đinh chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Các quốc gia như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển....không sử dụng đồng Ơ - rô.

Lời giải chi tiết:

- Trong số 27 thành viên, đã có 19 nước sử dụng đồng tiền chung (Ơ – rô).

- Còn lại 8 nước thành viên chưa tham gia (Ví dụ: Đan Mạch, Thụy Điển,..)

=> Như vậy, nhận xét A:  Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng Ơ – rô là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

“Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do:

  • A

    Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.

  • B

    Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.

  • C

    Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

  • D

    Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ vị trí địa lí của lãnh thổ và đặc điểm địa hình ở phía Bắc Việt Nam, Mi-an-ma.

Lời giải chi tiết:

-  Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa

- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông => tạo hành lang hút gió mạnh.

=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

  • A

    Đói nghèo.

  • B

    Ô nhiễm môi trường.

  • C

    Thất nghiệp và thiếu việc làm.

  • D

    Mức độ ổn định chính trị.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ở các nước Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.

Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc => đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.

Ví dụ:

- Tại các quốc gia như Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Thái Lan là sự xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Phật giáo, giữa những người theo Hồi giáo với những người theo Thiên chúa giáo.

- Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc…

=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Thời tiết của Hoa Kỳ thường bị biến động mạnh, nhất là phần trung tâm, nguyên nhân do

  • A

    Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới

  • B

    Giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

  • C

    Ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-xtrim

  • D

    Địa hình có dạng lòng máng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dạng thời tiết biến động ở Hoa Kì là các cơn lốc, vòi rồng mạnh, bão tuyết..

Lời giải chi tiết:

Địa hình Hoa Kì có dạng lòng máng, hướng mở rộng về phía Bắc: dãy Cooc-đi- e và dãy Apalat nâng cao hai đầu, ở giữa là vùng đồng bằng sơn nguyên thoải, rộng lớn => có tác dụng hút các luồng gió từ phương Bắc xuống -> gây ra các cơn lốc xoáy, vòi rồng hay những trận bão tuyết.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là

  • A

    Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.

  • B

    Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.

  • C

    Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.

  • D

    Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ đời sống kinh tế và cơ sở vật chất ngành đánh bắt thủy sản của phần lớn ngư dân ở các làng chài ven biển khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Các nước Đông Nam Á có lợi thế tiếp giáp với vùng biển rộng, có nhiều ngư trường lớn -> thuận lợi cho phát triển đánh bắt hải sản. Tuy nhiên phần lớn ngư dân vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á có đời sống còn khó khăn, phương tiện đánh bắt lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên năng suất thấp, chủ yếu đánh bắt ven bờ.

=> Chưa phát huy được hết lợi thế của tài nguyên hải sản vùng biển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đây là diễn đàn kinh tế được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết:

Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đáp án - Lời giải