Đề bài
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Kể tên các dạng cơ năng. Động năng của một vật phụ thuộc vào các yếu tố nào?
b) Một con ngựa kéo một cái xe chạy đều với một lực không đổi là 1000 N và đi được 6 km trong 25 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Kể tên các hình thức truyền nhiệt và cho biết các hình thức truyền nhiệt đó xảy ra chủ yếu của chất nào? Cho ví dụ.
b) Giải thích tại sao về mùa hè ta thường mặc áo sáng màu mà không mặc áo tối màu?
Câu 3: (1,5 điểm)
Thả một chiếc thìa vào nồi canh nóng. Nhiệt năng của chiếc thìa và của nước canh thay đổi như thế nào? Nhiệt năng được truyền từ vật nào sang vật nào, bằng hình thức gì?
Câu 4: (2,0 điểm): Giải thích một số hiện tượng sau:
a) Giải thích tại sao khi trộn 50 cm3 nước vào 50 cm3 rượu ta lại không thu được 100 cm3 hỗn hợp nước và rượu?
b) Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng thì săm xe cũng bị xẹp xuống?
Câu 5: (2,5 điểm)
Người ta nung nóng một miếng nhôm nặng 1 kg đến 1000C rồi thả vào một thau nước ở 200C làm nước nóng tới 500C.
a) Tính nhiệt độ của nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt?
b) Tính nhiệt lượng mà nhôm tỏa ra.
c) Tính khối lượng của nước? (Coi như chỉ có nhôm và nước truyền nhiệt cho nhau). Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Câu 1:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết cơ năng.
Sử dụng công thức \(\left\{ \begin{array}{l}A = F.s\\P = \dfrac{A}{t}\end{array} \right.\)
Cách giải
a)
- Các dạng của cơ năng bao gồm:
+ Động năng
+ Thế năng trọng trường
+ Thế năng đàn hồi.
- Động năng của một vật phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Vận tốc
+ Khối lượng của vật.
b)
Đổi 6 km = 6000 m
25 phút = 25.60 = 1500 s
Công thực hiện được của con ngựa là:
\(A = F.s = 1000.6000 = 6000000J\)
Công suất trung bình của con ngựa là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{6000000}}{{1500}} = 4000{\rm{W}}\)
Câu 2:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết bài đối lưu – bức xạ nhiệt.
Cách giải
a)
Các hình thức truyền nhiệt:
- Bức xạ nhiệt: truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. Bức xạ đi xuyên qua không khí và cả chân không.
Ví dụ: Để một vật ngoài trời nắng, một lúc sau vật nóng lên do có nhiệt truyền từ Mặt trời đến Trái đất.
- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng hoặc qua bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.
Ví dụ: Hơ nóng một đầu của một thanh sắt, lúc sau đầu còn lại của thanh sắt nóng lên.
- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là sự đối lưu của dòng không khí.
Ví dụ: Khi đun nước, ta đun ở đáy ấm để tạo dòng đối lưu, nước mau sôi.
b)
Về mùa hè ta thường mặc áo sáng màu mà không mặc áo tối màu là vì: các vật có màu càng tối thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều, còn các vật có màu sáng thì ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo màu sáng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt, làm cho ta có cảm giác mát hơn.
Câu 3:
Phương pháp
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Cách giải
Thả một chiếc thìa vào nồi canh nóng thì nước cung cấp nhiệt lượng cho thìa làm thìa nóng lên => Nhiệt năng của thìa tăng lên nhờ nhiệt của nước nóng. Còn nhiệt năng của nước giảm đi do cung cấp cho thìa.
Nhiệt năng được truyền từ nước canh sang thìa bằng hình thức truyền nhiệt.
Câu 4:
Phương pháp
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Cách giải
a)
Khi trộn 50 cm3 nước vào 50 cm3 rượu ta lại không thu được 100 cm3 hỗn hợp nước và rượu vì: giữa các phân tử nước và phân tử rượu có khoảng cách nên khi đổ rượu vào nước thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu và nước nhỏ hơn 100 cm3 .
b)
Cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng thì săm xe cũng bị xẹp xuống là vì: Săm xe đạp được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách, nên các phân tử khí ở trong săm xe có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho săm xe bị xẹp xuống dần.
Câu 5:
Phương pháp
Sử dụng công thức tính nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Cách giải
Tóm tắt
mnh = 1 kg
t1 = 1000C; t2 = 200C
t = 500C
a) tnh = ? khi có cân bằng nhiệt.
b) Qtỏa của nhôm =?
c) mn = ?
Lời giải
a)
Thả miếng nhôm vào thau nước làm nước nóng tới 500C => Nhiệt độ của nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là 500C.
b)
Nhiệt lượng mà nhôm tỏa ra là:
\({Q_{toa}} = {m_{nh}}.{c_{nh}}.\left( {{t_1} - t} \right) \\= 1.880.\left( {100 - 50} \right) = 44000J\)
c)
Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
\({Q_{thu}} = {m_n}.{c_n}.\left( {t - {t_2}} \right)\\ = {m_n}.4200.\left( {50 - 20} \right)\)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
\(44000 = {m_n}.4200.\left( {50 - 20} \right)\\ \Leftrightarrow {m_n} = \dfrac{{44000}}{{4200.50}} = 0,21kg\)
Kết luận:
a) t = 500C.
b) Qtỏa = 44000 J
c) mn = 0,21 kg
soanvan.me