Câu hỏi 1 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là

 

  • A

    Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

     

  • B

    Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

     

  • C

    Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

     

  • D

    Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong giai đoạn này đều thất bại là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A

    Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân

     

  • B

    Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

     

  • C

    Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo

     

  • D

    Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước

- Toàn quân, toàn dân đoàn kết chiến đấu không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc

- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là

 

  • A

    Thành Trà Lân.

     

  • B

    Thành Nghệ An.

     

  • C

    Diễn Châu.

     

  • D

    đồn Đa Căng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau khi kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An được Lê Lợi chấp nhận, ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích vào Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) (1) => Hạ thành Trà Lân (2) => Hạ thành Khả Lưu, Bồ Ải + vây hãm thành Nghệ An (3) => Tiến đánh giải phóng Diễn Châu (4) => Giải phóng Thanh Hóa (5)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là

 

  • A

    Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội

     

  • B

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở

     

  • C

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm

     

  • D

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu, song sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788?

  • A

    Do thế giặc quá mạnh

     

  • B

    Thực hiện kế vườn không nhà trống

     

  • C

    Do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn

     

  • D

    Do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trước thế giặc mạnh, trong khi lực lượng Tây Sơn ở Bắc Hà quá mỏng, Nguyễn Huệ lại đang ở Phú Xuân => Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở quyết định rút khỏi Thăng Long về vùng Tam Điệp - Biện Sơn và cử người cấp báo cho Quang Trung

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Vì sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?

  • A

    Quân Xiêm yếu về thủy chiến

     

  • B

    Xa căn cứ của quân Xiêm

     

  • C

    Lợi dụng thủy triều

     

  • D

    Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của trận địa Rạch Gầm - Xoài Mút để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

=> Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Biện pháp nào dưới đây không phải chính sách của nhà Nguyễn nhằm khôi phục chế độ phong kiến tập quyền?

 

  • A

    Tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng trung ương tập quyền

     

  • B

    Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ để bảo vệ triều đình

     

  • C

    Tổ chức quân đội chặt chẽ

     

  • D

    Tăng cường ảnh hưởng sang khu vực Cao Miên và Xiêm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

- Thực hiện chính sách đối ngoại thuần phục nhà Thanh, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

=> Đáp án D: thời nhà Nguyễn chỉ mở rộng ảnh hưởng ở Cao Miên và Ai Lao chứ không có ảnh hưởng ở Xiêm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?

 

  • A

    Chữ Hán

     

  • B

    Chữ Nôm

     

  • C

    Chữ Quốc ngữ

     

  • D

    Chữ Phạn

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm tiêu biểu được viết bằng chữ Nôm. Tác phẩm không chỉ đưa tên tuổi của Nguyễn Du lên một tầm cao mới mà còn làm rạng rỡ nền văn học dân tộc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?

  • A

    Phủ Quy Nhơn

     

  • B

    Từ Quảng Nam đến Bình Thuận

     

  • C

    Thuận Quảng

     

  • D

    Phủ Gia Định

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn rừ Quảng Nam đến Bình Thuận

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?

  • A

    Rạch Gầm – Xoài Mút

     

  • B

    Bạch Đằng

     

  • C

    Ngọc Hồi – Đống Đa

     

  • D

    Tây Kết – Vạn Kiếp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là

 

  • A

    Tự do - Bình đẳng - Độc lập

     

  • B

    Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc

     

  • C

    Tự do- Bình đẳng - Bác ái

     

  • D

    Tự do- Bình đẳng - Phát triển

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền để trả lời

Lời giải chi tiết:

Ngày 26-8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

 

  • A

    Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi

     

  • B

    Nguồn bông không đủ để sản xuất

     

  • C

    Máy móc dệt vải đã lỗi thời

     

  • D

    Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình nước Anh trước cách mạng công nghiệp để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong khi hàng dệt của Anh bán chạy khắp châu Âu thì giữa khâu kéo sợi và dệt vải có sự mất cân đối- cứ 10 người kéo sợi mới đủ cho một thợ dệt. Do đó cần phải chế tạo ra các máy móc để khắc phục tình trạng “đói sợi”

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?

  • A

    Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, lấn át kinh tế tiểu nông

     

  • B

    Nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa

     

  • C

    Kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực

     

  • D

    Nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sau một giai đoạn được phục hồi, đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế Đàng Ngoài sụp sụp trên tất cả các lĩnh vực. Biểu hiện:

- Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Mất mùa liên miên.

- Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Lực lượng chính trị nào trong lịch sử Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng 2 thế lực ngoại xâm?

 

  • A

    nhà Lý

     

  • B

    nhà Trần

     

  • C

    Tây Sơn

     

  • D

    nhà Lê sơ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Tây Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?

  • A

    Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt

     

  • B

    Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

     

  • C

    Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

     

  • D

    Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự suy yếu của triều đình trung ương, sự áp bức của cường hào địa chủ ở làng xã khiến đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Vị trí của Nho giáo thời Lê sơ có gì thay đổi so với giai đoạn trước?

  • A

    Chiếm vị trí độc tôn.                                                    

     

  • B

    Bổ trợ cho Phật giáo.

     

  • C

    Đóng vai trò thứ yếu.

     

  • D

    Không còn chỗ đứng trong đời sống văn hóa.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?

  • A

    Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

     

  • B

    Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ

     

  • C

    Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng

     

  • D

    Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau khi được thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại chế độ tập quyền:

- Tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hoàng đế đứng đầu trực tiếp điều hành mọi việc. Thời Gia Long cả nước được chia làm 3 vùng là Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh. Đến thời Minh Mạng cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ

- Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ năm 1815

- Xây dựng một lực lượng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Nam để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương

=> Đáp án D: nhà Nguyễn thi hành chính sách đóng cửa, khước từ mọi quan hệ với phương Tây

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh đã thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ?

 

  • A

    Hiến pháp năm 1787 được ban hành.

     

  • B

    Hiệp ước Véc – xai năm 1783 được kí kết.

     

  • C

    Quân dân giành thắng lợi ở trận Xa-ra-tô-ga.

     

  • D

    Tuyên ngôn Độc lập năm 1775 được công bố.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Theo Hiệp ước Véc-xai năm 1783, Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lười…”

Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  • A

    Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại

  • B

    Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn

  • C

    Nạn trưng thu của tư thành của công

  • D

    Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của đoạn trích và tình hình xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên phản ánh đời sống khốn cùng của người dân Đàng Ngoài vì chế độ thuế khóa nặng nề. Để có tiền cho những hoạt động tiêu dùng xa xỉ, nhà Lê - Trịnh không chừa một khoảnh đất, một nghề nào có thể đánh thuế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?

 

  • A

    Sự quan tâm của nhà nước đối với thủ công nghiệp

     

  • B

    Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa

     

  • C

    Tài năng của thợ thủ công nước ta

     

  • D

    Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu kĩ thuật trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

 

  • A

    Do giai cấp tư sản lãnh đạo

     

  • B

    Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • C

    Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D

    Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào thành quả của cách mạng tư sản Pháp để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa

- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

 

  • A

    Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

     

  • B

    Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

     

  • C

    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

     

  • D

    Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

  • A

    Gồm 2 bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp địa phương

     

  • B

    Tính chuyên môn hóa cao, nhà nước khuyến khích phát triển.

     

  • C

    Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

     

  • D

    Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ:

- Bao gồm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước (Cục bách tác) và thủ công nghiệp địa phương

- Thủ công nghiệp thời Lê sơ mang tính chuyên môn hóa cao với sự xuất hiện của nhiều làng nghề thủ công chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định

- Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

=> Đáp án D: thời Lê sơ thủ công nghiệp vẫn gắn bó mật thiết và liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Thành phần quan lại thời Lê sơ có điểm gì khác so với thời Lý- Trần?

  • A

    Có nguồn gốc từ các nho sĩ tri thức đỗ đạt.                  

     

  • B

    Chủ yếu là quý tộc, vương hầu.

     

  • C

    Chủ yếu thống qua tiến cử và bảo cử.

     

  • D

    Có nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Điểm khác nhau giữa thành phần quan lại thời Lê sơ và thời Lý - Trần:

- Thời Lý – Trần: Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

- Thời Lê sơ: Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam?

  • A

    Bảo vệ bản thân và dòng họ trước sự truy sát của Trịnh Kiểm.

     

  • B

    Dựa vào lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

     

  • C

    Thuận – Quảng có địa hình thuận lợi phòng thủ.

     

  • D

    Tránh sự tấn công của nhà Mạc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào hành động của Nguyễn Hoàng và tình hình cụ thể năm 1545 để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Con trai lớn của Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm sát hại. Nguyễn Hoàng cũng đứng trước nguy cơ đó.

- Đất Thuận Hóa, Quảng Nam là vùng đất rộng, dân thưa, thuận lợi phát triển cơ đồ. Dựa vào lời chỉ dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đã xin anh rể vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng. Vì nghĩ rằng Thuận - Quảng là miền biên viễn xa xôi, Nguyễn Hoàng không thể cạnh tranh quyền lực được với mình nên Trịnh Kiểm đã đồng ý.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?

  • A

    Nhiệm vụ- mục tiêu

     

  • B

    Lãnh đạo

     

  • C

    Phương pháp đấu tranh

     

  • D

    Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử là về nhiệm vụ- mục tiêu. Cụ thể:

- Nhiệm vụ- mục tiêu của chung của các cuộc khởi nghĩa nông dân là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến, giành quyền lợi cho người nông dân

- Còn phong trào Tây Sơn bên cạnh mục tiêu đó đã vươn lên trở thành một phong trào rộng lớn trên cả nước, đảm đương nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX so với các thế kỉ trước đó?

 

  • A

    Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển cả nước

     

  • B

    Xuất hiện các dòng tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc

     

  • C

    Sự phát triển của kĩ thuật đóng tàu

     

  • D

    Nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc đạt đến trình độ cao

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh đặc sắc nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX với các thế kỉ trước để trả lời

Lời giải chi tiết:

Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước:

- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

- Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

=> Loại trừ đáp án: C (thuộc thành tựu về kĩ thuật)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

“Đây! dưới xuôi có vua

Trên này có chúa

Chúa thật lòng yên dân

Chúa dựng bản mường

Mọi người mới được yên ổn làm ăn

Đoạn thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

  • A

    Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

     

  • B

    Khởi nghĩa Lê Duy Mật

     

  • C

    Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

     

  • D

    Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769), bắt đầu ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là:

 

  • A

    Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài

     

  • B

    Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng

     

  • C

    Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng

     

  • D

    Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh hoàn cảnh của cách mạng tư sản Pháp với các cuộc cách mạng tư sản trước đó để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước (đứng đầu là vua Lu-I XVI) và liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có sông tắm mát có nghề làm tranh.

Những câu thơ trên gợi nhắc đến làng nghề nào?

  • A

    Bát Tràng

     

  • B

    Đông Hồ

     

  • C

    Vạn Phúc

     

  • D

    Ngũ xã

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

- Đông Hồ (Làng Mái) là một làng nghề làm tranh nổi tiếng ở Bắc Ninh. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán, người dân mua tranh về dán trên tường.

- Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở chất giấy in và màu sắc. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.

- Ngoài ra, cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…

- Một số bức tranh Đông Hồ nổi tiếng: Đám cưới chuột, Vinh hoa phú quý, Đàn gà mẹ con, Lợn đàn, Hứng dừa,...

Đáp án - Lời giải