Qua bài thơ về tình đồng chí hiện lên chân dung “anh bộ đội cụ Hồ” buổi đầu kháng chiến - bình dị mà cao cả. Đó là những người lính xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn, nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn. Họ không chỉ nhớ làng quê mà còn cảm nhận được nỗi nhớ nhung của quê hương.

Những người lính cách mạng đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá chân không giày). Nhưng gian lao, thiếu thốn càng làm sáng lên vẻ đẹp của người lính, sáng lên nụ cười ở họ.

Đẹp nhất, ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết, xuất phát tư tình yêu nước. Đó là cội nguồn của sức mạnh, giúp họ vượt lên tất cả và chiến thắng.

Kết tinh vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong ba câu cuối bài thơ.

Ba câu thơ thật cô đọng, hàm súc, giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu. Hình ảnh thơ chân thực, gợi tả mà giàu ý nghĩa khái quát, gợi nhiều liên tưởng, vừa thực vừa lãng mạn. Đặc biệt hình ảnh “Đầu súng trăng treo” để lại ấn tượng sâu đậm, là biểu tượng đẹp, thi vị về người lính và tình đồng chí.

Trích: soanvan.me