Đề bài

Thí nghiệm : Một số hợp chất có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm \(KMn{O_4},KCl{O_3}...\)
\( * \) thí nghiệm 1: ( hình 4.20) :
- Dùng một lượng nhỏ thuốc tím \(KMn{O_4}\) cho vào ống nghiệm.
- Sử dụng kẹp gỗ để đưa ống nghiệm đến ngọn lửa đèn cồn đang cháy.
- Dùng que đóm còn tàn đó đưa đến miệng ống nghiệm và nhận xét hiện tượng.
Vì sao que đóm đó bùng cháy mãnh liệt?


\( * \) Thí nghiệm 2 :
- Dùng một lượng nhỏ bột \(KCl{O_3}\) cho vào ống nghiệm có gắn ống dẫn khí như hình 4.21.
- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn rồi thu khí sinh ra bằng hai cách : đẩy không khí và đẩy nước.
- Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt bình thu khí như thế nào?
- Vì sao ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước?



Phương trình hóa học điều chế oxi từ \(KMn{O_4},KCl{O_3}\).

\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} \)\(+ {O_2}\)

\(2KCl{O_3}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{Mn{O_2}}^{{t^0}}} 2KCl + 3{O_2}\)

 

Lời giải chi tiết

- Thí nghiệm 1: que đóm bùng cháy mãnh liêt. Vì : Chất khí sinh ra trong ống nghiệm chính là khí oxi, nên làm cho que đóm tàn bùng cháy thành ngọn lửa.
- Thí nghiệm 2;
Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa ống nghiệm vì khí oxi (\({O_2}\)) nặng hơn không khí. Khí oxi cũng có thẻ thu được bằng phương pháp đẩy nước vì oxi là khí ít tan trong nước và không phản ứng với nước

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như \(KMn{O_4},KCl{O_3}\) .

soanvan.me