Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
I. Hỗn hợp, chất tinh khiết
1. Hỗn hợp
- Khái niệm: Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần
VD: nước đường, bột canh, nước muối sinh lí
- Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó
2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
- Hỗn hợp đồng nhất là không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
VD: hình 10.2 hỗn hợp nước muối
- Hỗn hợp không đồng nhất là xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
VD: hình 10.3 hỗn hợp dầu ăn và nước
3. Chất tinh khiết
- Khái niệm: Chất tinh khiết là không lẫn chất nào khác
VD: nước cất (nước tinh khiết), bình khí oxygen…
II. Huyền phù, nhũ tương
- Huyền phù: là các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng
VD: nước phù sa, nước cam…
- Nhũ tương: là chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác
VD: nước sốt, hỗn hợp dầu ăn và nước, mĩ phẩm…
III. Dung dịch
- Khái niệm: Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau
- Dung môi là chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn
VD: Hòa tan muối ăn vào trong nước ta được dung dịch muối ăn. Trong đó
+ Muối là chất tan
+ Nước là dung môi hòa tan muối
+ Nước muối là dung dịch
- Nhiều chất lỏng khác như acetone, athanol… được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm
IV. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
1. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
- Trong thực thế có những chất rắn tan được trong nước và có những chất rắn không tan trong nước
VD:
+ Chất rắn tan trong nước: muối ăn, đường ăn, viên C sủi…
+ Chất rắn không tan trong nước: sắt, nhôm, đồng…
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
- Lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước
+ Nhiệt độ càng cao, lượng chất rắn hòa tan càng nhiều
+ Nước (dung môi) càng nhiều, lượng chất rắn hòa tan càng cao
- Để chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn thì nên khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn
Sơ đồ tư duy: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
soanvan.me