Câu hỏi 1 :
Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?
- A
Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
- B
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
- C
Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).
- D
Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ các đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của châu Á
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
- Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).
=> nhận xét A, B, C đúng
- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao (đa số các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.
=> Nhận xét D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ rất ít là không đúng.
Câu hỏi 2 :
Cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á là
- A
lúa mì.
- B
ngô.
- C
lúa gạo.
- D
lúa mạch.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á.
Câu hỏi 3 :
Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là
- A
gió mùa và lục địa.
- B
hải dương và lục địa.
- C
núi cao và lục địa.
- D
gió mùa và hải dương.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á.
Lời giải chi tiết:
Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
Câu hỏi 4 :
Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?
- A
Rừng lá rộng.
- B
Xavan và cây bụi.
- C
Thảo nguyên.
- D
Rừng lá kim.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng Xi-bia là nơi phân bố chủ yếu của cảnh quan rừng lá kim, phân bố ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần Đông Xi-bia.
Câu hỏi 5 :
Đặc điểm vị trí địa lí châu Á
- A
Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.
- B
Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- C
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.
- D
Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:
- Phần lục địa châu Á nằm ở bán cầu bắc và phần hải đảo kéo dài xuống bán cầu nam (100N).
=> nhận xét C. nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc không đúng.
- Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. => nhận xét A đúng.
- Tiếp giáp 3 đại dương lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương), không giáp Đại Tây Dương. => nhận xét B. tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không đúng.
- Phía Tây giáp châu Âu và châu Phi, không tiếp giáp châu Mĩ => nhận xét D. phía tây giáp châu Mĩ không đúng.
=> Loại đáp án B, C, D. Đáp án A đúng
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á?
- A
Dân số đứng thứ 2 thế giới.
- B
Là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới.
- C
Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
- D
Thành phần chủng tộc đa dạng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ các đặc điểm cơ bản của dân cư – xã hội châu Á.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á là: châu lục có dân số đông nhất thế giới; là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà); nơi ra đời của các tôn giáo lớn (Hồi giáo, Ki-tô giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo), thành phần chủng tộc đa dạng (Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Ô-xtra-lô-ít).
=> Nhận xét B, C, D đúng
Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới => nhận xét A. Dân số đông thứ 2 thế giới là không đúng.
Câu hỏi 7 :
Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?
- A
Sơn nguyên Đê-can.
- B
Sơn nguyên Trung Xi-bia.
- C
Sơn nguyên Tây Tạng.
- D
Sơn nguyên Iran.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên Tây Tạng
Câu hỏi 8 :
Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là
- A
bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp.
- B
gồm các khối núi và cao nguyên đồ sộ.
- C
vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm.
- D
chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ dạng địa hình chủ yếu ở châu Á
Lời giải chi tiết:
Địa hình châu Á gồm nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ kết hợp các đồng bằng nằm xen kẽ làm cho địa hình bị chia cát phức tạp. Đây là khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á, làm cản trở hoạt động giao lưu trao đổi giữa các vùng, lãnh thổ, các quốc gia.
Câu hỏi 9 :
Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì
- A
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- B
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.
- C
Nguồn nước phong phú.
- D
Chính sách phát triển của Nhà nước.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm sinh thái của cây lúa.
Lời giải chi tiết:
Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (lượng mưa, độ ẩm lớn), tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn – Hằng,…). Đặc điểm khí hậu và đất đai khu vực này thích hợp với điều kiện sinh thái cây lúa (thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ).
Câu hỏi 10 :
Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn do
- A
mưa lớn tập trung vào mùa xuân.
- B
phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.
- C
dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.
- D
địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ các khu vực khí hậu mà sông Ô-bi chảy qua.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào mùa xuân ở vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi do: Sông Ô-bi có hướng chảy từ Nam lên Bắc, vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên dòng sông bị đóng băng, mùa xuân nhiệt độ tăng cao hơn -> băng bắt đầu tan ra.
+ Phần thượng lưu ở phía nam (vĩ độ thấp) có mùa xuân đến sớm hơn nên băng tan trước, nước chảy dồn xuống vùng trung và hạ lưu ở phía bắc.
+ Phía bắc (vùng trung và hạ lưu) ở vĩ độ cao, nhiệt độ chưa tăng cao nên nước vẫn đóng băng, nước từ thượng nguồn dồn về không thoát được ra biển, tràn xa xung gây nên lũ lớn gọi là hiện tượng lũ băng.