Câu hỏi 1 :

Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là

  • A

    phát triển thủy điện.

  • B

    cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.

  • C

    phát triển giao thông đường thủy.

  • D

    bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định từ khóa: ý nghĩa tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là cung cấp phù sa bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở vùng hạ lưu sông.

Ví dụ: Đồng bằng Hoa Bắc hình thành do phù sa sông Hoàng Hà bồi đắp, đồng bằng Ấn – Hằng hình thành do phù sa hệ thống sông Ấn – Hằng..

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?

  • A

    Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

  • B

    Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.

  • C

    Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia.

  • D

    Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là

  • A

    Than đá.

  • B

    Dầu mỏ.

  • C

    Sắt.

  • D

    Crôm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ loại khoáng sản phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Lời giải chi tiết:

Các nước Tây Nam Á và Trung Á phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước này.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? 

  • A

    Đông Nam Á

  • B

    Tây Nam Á

  • C

    Trung Á

  • D

    Nam Á

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu khô hạn của châu Á là

  • A

    dê, cừu.

  • B

    trâu, bò.

  • C

    lợn, gà.

  • D

    lợn, vịt.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khô hạn của châu Á là dê, cừu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?

  • A

    Bắc Á, Tây Nam Á và Nam Á.

  • B

    Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

  • C

    Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á.

  • D

    Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A

    ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.

  • B

    nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.

  • C

    nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.

  • D

    do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ vị trí tiếp giáp của nước ta và các nước thuộc Tây Nam Á và chỉ ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn,  mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mang tính hải dương điều hòa hơn, khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

  • A

    công nghiệp mới

  • B

    công nghiệp phát triển.

  • C

    đang phát triển.

  • D

    kém phát triển.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế và giữa vai trò quan trọng.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, đến nay trong cơ cấu nền kinh tế nước ta ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng  giảm).

=> Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là

  • A

    sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa.

  • B

    sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

  • C

    sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu.

  • D

    sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Do lục địa và đại dương có khả năng hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt khác nhau nên dẫn đến sự chênh lệch khí áp giữa lục địa -đại dương  -> sinh ra gió mùa.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.

- Mùa đông: ở lục địa không khí lạnh và khô (hình thành áp cao), còn trên đại dương không khí ấm và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp thấp). Gió từ áp cao lục địa thổi đến áp thấp trên biển và đại dương đem đến khí hậu lạnh và khô cho các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.

+ Vào mùa hạ: ở lục địa không khí nóng và khô hơn (hình thành áp thấp) còn trên đại dương không khí mát và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp cao). Gió thổi từ biển và đại dương vào trong lục địa đem lại khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?

  • A

    Các con sông lớn.

  • B

    Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.

  • C

    Các vùng biển lớn.

  • D

    Các mỏ khoáng sản lớn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương Đông là nơi xuất hiện sớm các nền văn hoá - văn minh, tiêu biểu là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng sớm xuất hiện nền văn hóa sông Hồng.

=> Liên hệ các nền văn hóa – văn minh lớn thuộc 4 quốc gia nêu trên và chỉ ra nhân tố tự nhiên gắn liền với quá trình hình thành chúng.

Lời giải chi tiết:

Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.

Ví dụ:  Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.

Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.

Đáp án - Lời giải