Câu hỏi 1 :
Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta, tỉ trọng cây lương thực đang giảm dần và tỉ trọng cây công nghiệp tăng lên, điều đó cho thấy
- A
Nước ta đang phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa trong nông nghiệp.
- B
Diện tích đất sản xuất cây lương thực đang dần bị thu hẹp.
- C
Cây lương thực không còn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
- D
Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp được phát triển cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Lời giải chi tiết:
Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng -> trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.
Câu hỏi 2 :
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.
- A
phát triển y tế, giáo dục.
- B
giải quyết việc làm.
- C
phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
- D
thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về vấn đề việc làm ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.
Câu hỏi 3 :
Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là
- A
số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
- B
giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
- C
đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
- D
tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
Câu hỏi 4 :
Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực
- A
nuôi trồng thủy sản.
- B
chế biến thực phẩm.
- C
làm nghề thủ công.
- D
thâm canh lúa nước.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mỗi dân tộc ít người đều có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
(Nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, thâm canh lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, ven biển).
Câu hỏi 5 :
Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?
- A
Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.
- B
Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.
- C
Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.
- D
Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Công cuộc Đổi mới nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
Câu hỏi 6 :
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là
- A
tôm, cá.
- B
tôm, cua.
- C
cua, ngọc trai.
- D
trai ngọc, cá.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là tôm, cá.
Câu hỏi 7 :
Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn
- A
Mật độ dân số thấp.
- B
Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ.
- C
Nhà cửa thấp, thưa thớt.
- D
Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (bản, làng, ấp, phum, sóc…).
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Quần cư nông thôn có đặc điểm là: Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (làng, ấp, bản, buôn...); nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt; mật độ dân cư thấp; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
=> Nhận xét A, C, D đúng
Nhận xét B. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ => không đúng
Câu hỏi 8 :
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ là
- A
Nguồn nước dồi dào.
- B
Đất xám phù sa cổ.
- C
Khí hậu nóng ẩm.
- D
Kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm sinh thái các loại quả trên (thuộc hoa quả ôn đới, cận nhiệt hay nhiệt đới).
Lời giải chi tiết:
Các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa là những loại cây nhiệt đới => có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Đông Nam Bộ.
=> Điều kiện khí hậu nóng ẩm là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ.
Câu hỏi 9 :
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do
- A
Nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp phong phú, rộng khắp.
- B
Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- D
Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm phát triển của ngành nông nghiệp nước ta -> chỉ ra thuận lợi đối với phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta phát triển đa dạng (nông –lâm – ngư nghiệp), trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta và đem lại sản lượng lớn.
=> Là điều kiện để thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm rộng khắp cả nước.
Câu hỏi 10 :
Điều kiện kinh tế - xã hội nào đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- A
Chính sách phát triển nông nghiệp.
- B
Dân cư – lao động.
- C
Thị trường tiêu thụ.
- D
Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Lời giải chi tiết:
Thị trường đóng vai trò chính trong quá trình thúc đẩy chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là:
- Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường các nước và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sức mua thị trường lớn và gia tăng ổn định sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và ổn định phát triển các vùng chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, thâm canh lúa nước….).
- Ngược lại thị trường biến động, giá cả thay đổi cũng tác động xấu đến sự phát triển của các cây công nghiệp -> sản xuất thất thu và không phát triển, hạn chế quá trình đẩy mạnh và mở rộng các mô hình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp.