Câu hỏi 1 :
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
- A
việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- B
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
- C
cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.
- D
sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
Đáp án: C
Câu hỏi 2 :
Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng
- A
Kinh tế nhà nước.
- B
Kinh tế tư nhân.
- C
Kinh tế tập thể.
- D
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã mở rộng thị trường và thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
=> thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.
Câu hỏi 3 :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
- A
Nghệ An.
- B
Quảng Bình.
- C
Bình Định.
- D
Bạc Liêu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 20
Lời giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)
B2. Xác định được:
- tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn)
=> Loại đáp án A, B, C
Câu hỏi 4 :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
- A
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- B
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
- C
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
- D
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5
Lời giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5:
B1. Nhận biết kí hiệu đô thị trực thuộc Trung ương.
B2. Đọc tên các đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Câu hỏi 5 :
Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:
- A
rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
- B
nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.
- C
3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.
- D
độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ven biển.
=> độ che phủ rừng lớn, hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền núi phía Tây và cả vùng đồng bằng ven biển đều phát triển ngành lâm nghiệp
=> Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết vùng lãnh thổ nước ta.
Câu hỏi 6 :
Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do
- A
các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
- B
một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu.
- C
sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.
- D
trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Từ khóa câu hỏi :“vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc”
=> Vậy nguyên nhân cần xác định phải liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các dân tộc
=> Nguyên nhân phù hợp nhất là C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp
Câu hỏi 7 :
Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ
- A
Đông xuân.
- B
Hè thu.
- C
Mùa.
- D
Đông.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc trưng khí hậu vào mùa đông của ĐBSH.
Lời giải chi tiết:
Vùng ĐBSH nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc -> tạo nên một mùa đông lạnh
=> thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông.
Câu hỏi 8 :
Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là
- A
Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
- B
Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
- C
Do đất đai ở đây sớm bạc màu.
- D
Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Vấn đề đặt ra đối với ĐBSH hiện nay là dân số đông -> gây sức ép lớn lên các vấn đề ăn, ở, việc làm, môi trường.
- Mục đích của thâm canh là tăng năng suất, sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích.
=> Từ đó tìm ra các vấn đề sẽ được giải quyết nếu đẩy mạnh thâm canh.
Lời giải chi tiết:
ĐBSH có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước.
=> Nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn.
=> Khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế
=> Cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Câu hỏi 9 :
Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì
- A
Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
- B
Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.
- C
Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- D
Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ tới nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn.
=> tìm ra nguyên nhân phân bố
Lời giải chi tiết:
Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn là các phụ phẩm của ngành trồng trọt (ngô, lúa, rau màu)
=> ĐBSH và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm lương thực của nước ta
=> Vì vậy đàn lớn phân bố chủ yếu ở 2 vùng này
Câu hỏi 10 :
Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là
- A
khoa học – kĩ thuật.
- B
lực lượng lao động.
- C
thị trường.
- D
tập quán sản xuất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.
Lời giải chi tiết:
Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.
=> Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng
=> Thị trường tiêu thụ rộng lớn -> sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.