Câu hỏi 1 :

Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông là

  • A

    vàng.

  • B

    sa khoáng.

  • C

    titan.

  • D

    dầu mỏ, khí đốt.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí _phân bố ở thêm lục địa phía Nam.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do

  • A

    Gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình.

  • B

    Hướng gió và độ cao địa hình.

  • C

    Độ cao địa hình, hướng của địa hình.

  • D

    Các đặc điểm của địa hình (hướng, độ cao,…).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức đặc điểm địa hình và ảnh hưởng của gió mùa nước ta.

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do: gió mùa kết hợp hướng các dãy núi và độ cao địa hình. 

- Miền Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc, các cánh cung núi tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài

- Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc tràn về phía Tây, đem lại một mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biển Đông là biển bộ phận của

  • A

    Ấn Độ Dương.

  • B

    Thái Bình Dương

  • C

    Đại Tây Dương.

  • D

     Bắc Băng Dương

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2), có diện tích lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố

  • A

    địa hình.

  • B

    đất.

  • C

    khí hậu.

  • D

    nguồn nước.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa lớn => sinh vật phát triển phong phú.

- Khí hậu phân hóa theo độ cao và bắc nam, đông tây => tạo nên tính đa dạng trong thành phần loài sinh vật (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:

  • A

    địa hình, khí hậu, thủy văn.

  • B

    thủy văn, khí hậu, sinh vật

  • C

    sinh vật, địa hình, đất đai.

  • D

    đất đai, thủy văn, khí hậu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn, sinh vật giữa sườn Đông và Tây của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

=> Chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau.

Lời giải chi tiết:

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn.

+ Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.

+ Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.

+ Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.

=> Nhận xét A đúng

- Đặc điểm sinh vật, đất đai cũng có sự khác nhau giữa hai miền nhưng không rõ rệt.

=> Loại đáp án B, C, D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

  • A

    Gió Tín phong Bắc bán cầu.

  • B

    Gió mùa Đông Nam.

  • C

    Gió mùa Đông Bắc.

  • D

    Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc:  nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta là

  • A

    xâm thực.

  • B

    bồi tụ.

  • C

    xâm thực - mài mòn.

  • D

    xâm thực - bồi tụ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức phần tác động của các quá trình ngoại lực đến bề mặt địa hình (Bài 9 - trang 36 Địa lí 10 và Bài 8 - trang 36 Địa lí 12)

Lời giải chi tiết:

Tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển đã tạo ra các dạng địa hình ven biển ở nước ta như các bờ biển mài mòn, hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ....

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

  • A

    Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

  • B

    Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

  • C

    Làm tốt công tác dự báo thời tiết.

  • D

    Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Gợi ý:

Từ những tác động của tính thất thường trong khí hậu đến sản xuất nông nghiệp

=> suy ra được biện pháp nào phù hợp và không phù hợp để áp dụng.

Lời giải chi tiết:

Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây nên các khó khăn như thiên tai hạn hán, bão lũ, sâu bệnh, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, công tác phòng chống thiên tai…

=> Các biện pháp: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết,  phát triển thủy lợi và trồng rừng sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.

+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ, hạn hán.
+ Dự báo thời tiết giúp nông dân chủ động có các biện pháp ứng phó với thời tiết (như phủ kín che chắn cho cây khỏi ảnh hưởng của sương muối và giá rét).

+ Phát triển thủy lợi và trồng rừng góp phần hạn chế bão lũ gây ngâp úng mùa màng, xói mòn sạt lở đất....
=> Loại đáp án B,C, D

- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ chủ yếu nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, biện pháp này không thích hợp để hạn chế tính thất thường của thời tiết khí hậu.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Loại thiên tai ít xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

  • A

    bão lũ.

  • B

    trượt lở đất.

  • C

    sóng thần.

  • D

    hạn hán.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để xác định loại thiên tai nào gần như không ảnh hưởng tới nước ta.

Lời giải chi tiết:

Nước ta gần như không chịu ảnh hưởng của sóng thần.

=> Loại thiên tai ít ảnh hưởng tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là  Sóng thần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam

  • A

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.

  • B

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.

  • C

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc.

  • D

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hoà quanh năm.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và các khối khí hoạt động theo mùa.

Lời giải chi tiết:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến -> quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn

-> quy định tính nhiệt đới.

- Biển Đông cung cấp nguồn ẩm dồi dào, mang lại lượng mưa lớn

-> quy định tính ẩm.

- Nước ta cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các khối khí hoạt động theo mùa + kết hợp địa hình

-> tạo nên sự phân hóa khí hậu sâu sắc theo không gian và thời gian.

=> Như vậy đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc.

Đáp án - Lời giải