I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP
1. Định nghĩa
Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl - COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
2. Phân loại
- Dựa vào mạch hiđrocacbon: axit no, không no, thơm
- Dựa vào số nhóm cacboxyl: đơn chức và đa chức
3. Danh pháp
- Danh pháp thay thế: axit + tên của hiđrocacbon tương ứng + oic
- Danh pháp thông thường : có nguồn gốc lịch sử, tùy thuộc vào từng axit
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ở điều kiện thường tất cả các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn. Nhiệt độ sôi cao hơn ancol, anđehit, xeton có cùng số nguyên tử cacbon.
- Axit fomic và axit axetic tan vô hạn trong nước và độ tan của các axit giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối
- Mỗi axit đều có vị riêng đặc trưng
- Axit cacboxylic cũng tạo liên kết hiđro với nước.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế
- Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:
- Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước
- Tác dụng với muối
- Tác dụng với kim loại trước hiđro:
2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit
a) Phản ứng thế nhóm –OH: Phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.
Chiều thuận là phản ứng este hoá, chiều nghịch là phản ứng thuỷ phân este.
b) Phản ứng tách nước liên phân tử
3. Phản ứng ở gốc hidrocacbon
a) Phản ứng thế ở gốc no
Khi dùng photpho (P) làm xúc tác, Cl chỉ thế cho H ở cacbon bên cạnh nhóm cacboxyl.
b) Phản ứng thế ở gốc thơm
Nhóm cacboxyl ở vòng benzen định hường cho phản ứng thế tiếp theo vào vị trí meta và làm cho phản ứng khó khăn hơn so với thế vào benzen:
c) Phản ứng cộng vào gốc không no
Axit không no tham gia phản ứng cộng H2, Br2, Cl2, … như hiđrocacbon không no.
IV. ĐIỀU CHẾ
Axit CH3 - COOH được sản xuất theo nhiều phương pháp như lên men giấm hay oxi hóa anđehit axetic,..
V. ỨNG DỤNG
Có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học,...
Sơ đồ tư duy: Axit cacboxylic
soanvan.me