1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí?
- Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?
+ Khi học địa lí, em sẽ được tìm hiểu các đối tượng và hiện tượng địa lí: đồi núi, sông, các thành phố, các quốc gia, động đất, núi lửa phun trào, gió, bão,...
+ Các đối tượng và hiện tượng địa lí phân bố ở những địa điểm hay các khu vực trên Trái Đất. Các đối tượng địa lí đều có một vị trí địa lí xác định; các hiện tượng địa lí có thể diễn ra ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.
=> Câu hỏi "Ở đâu?" đối với các hiện tượng địa lí thôi thúc em tìm hiểu về đặc điểm chung trong phân bố một loại hiện tượng nào đó. Ví dụ: Gió Tín phong phân bố ở đâu?
- Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?
+ Câu hỏi "Như thế nào?": tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng địa lí => Đòi hỏi chứng minh/đưa ra dẫn chứng cho lập luận của mình.
+ Câu hỏi "Tại sao?": cần tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí (quan hệ nhân - quả). Ví dụ: Tại sao mọi nơi trên Trái Đất đều luân phiên có ngày và đêm? (Do Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục).
2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
- Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí
+ Sử dụng bản đồ;
+ Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê;
+ Sử dụng các thiết bị: xác định phương hướng (la bàn), các tiện ích trên điện thoại thông minh (GPS, bản đồ trực tuyến,...).
- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa.
- Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập.
3. Địa lí và cuộc sống
- Học địa lí thật là lí thú vì:
+ Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế;
+ Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội;
+ Hiểu được ý nghĩa của không gian sống,...
- Kiến thức và kĩ năng địa lí rất cần thiết cho cuộc sống:
+ Có kiến thức địa lí tốt, ta sẽ tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh thiệt hại do thiên tai;
+ Sử dụng tốt hơn các tài nguyên, lợi thế về vị trí địa lí;
+ Kiến thức và kĩ năng địa lí được học ở nhà trường sẽ trở thành một phần trong hành trang vào đời, sử dụng để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Sơ đồ tư duy bài mở đầu: tại sao cần học Địa lí? Địa lí 6 Cánh Diều
soanvan.me
I. Môn Địa lí và những điều lí thú
Những điều lí thú khi học địa lí:
- Khám phá được dân cư, văn hóa, kinh tế nhiều nơi trên thế giới.
- Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của không gian sống, từ quy mô nhỏ đến toàn cầu.
- Hiểu về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí như: quan hệ giữa chuyển động của Trái Đất với hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng mùa, mối quan hệ giữa khí áp và gió.
II. Những khái niệm cơ bản, kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí
- Ở lớp 6, các em sẽ được tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất (địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật) và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Môn Địa lí có một hệ thống tư liệu như thông tin, bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ, hình ảnh,… là những công cụ giúp các em khai thác, phân tích các hiện tượng, sự vật, hiện tượng. Qua đó, các em không chỉ rèn luyện được các kĩ năng như sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ..
- Để học tốt môn Địa lí, các em cần:
+ Nắm vững các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn học
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng: biểu đồ, bảng số liệu, hình ảnh, bản đồ…
+ Gắn kiến thức với quan sát thực tế
+ Sử dụng công nghệ thông tin: Internet, ứng dụng bản đồ…
+ Hứng thú học tập
III. Địa lí và cuộc sống (Vai trò của địa lí trong cuộc sống)
- Học môn Địa lí ở lớp 6, các em sẽ có hiểu biết về các hiện tượng trong tự nhiên và thấy được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Từ việc có hiểu biết về các hiện tượng địa lí, các em có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh được thiệt hại do thiên tai.
Ví dụ: Khi các em có hiểu biết về mùa trên Trái Đất, hiện tượng mùa do đâu mà có, các em sẽ biết các mùa ở nơi mình sinh sống diễn ra như thế nào, có tác động đến sinh hoạt và sản xuất của con người ra sao.
- Sử dụng tốt hơn các tài nguyên, lợi thế về vị trí địa lí.
- Tự tin hơn khi đến thăm/sống ở 1 vùng đất mới.
- Giúp em trở thành công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.