I. Các đại dương trên Trái Đất

- Với tổng diện tích 361,3 triệu km2, đại dương chiếm khoảng 71% tổng diện tích bề mặt Trái Đất.

- 4 đại dương lớn trên thế giới:

+ Bắc Băng Dương;

+ Thái Bình Dương;

+ Đại Tây Dương;

+ Ấn Độ Dương.

(Ngày 8/6/2021 - Ngày đại dương thế giới, Hiệp hội Địa lí quốc gia Mỹ (National Geography Society) đã công nhận đại dương thứ 5 trên thế giới là Nam Đại Dương).

II. Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương

- Nhiệt độ trung bình: khoảng 17oC (thay đổi theo vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác).

- Độ muối trung bình: 35 (xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao).

III. Sự vận động của nước biển và đại dương

1. Sóng

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển là gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

- Ở các đại dương (đặc biệt là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) xuất hiện sóng do động đất/núi lửa hoạt động ngầm dưới đáy biển (sóng thần – có thể cao vài chục mét).

2. Thủy triều

Video mô phỏng hiện tượng thủy triều


- Khi quan sát bờ biển, người ta thấy nước biển có lúc dâng, lấn sâu vào đất liền; có lúc rút xuống, lùi ra xa => Thủy triều.

- Thủy triều có quan hệ chặt chẽ với sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

- Bán nhật triều: nơi mỗi ngày thủy triều lên – xuống 2 lần.

- Nhật triều: nơi mỗi ngày thủy triều lên – xuống 1 lần.

- Ngày triều cường: trong 1 tháng, ngày thủy triều dao động nhiều nhất.

- Ngày triều kém: trong 1 tháng, ngày thủy triều dao động ít nhất.

3. Dòng biển

- Dựa vào nhiệt độ người ta chia thành dòng biển nóng hay dòng biển lạnh.

- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu khu vực ven biển.

- Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và lạnh có nguồn hải sản rất phong phú.

Sơ đồ tư duy biển và đại dương