I. Sự thành lập của công xã
1. Hoàn cảnh ra đời của công xã
- Năm 1870 – 1871: cuộc chiến tranh Pháp – Phổ.
- Ngày 4/9/1870: công nhân và tiểu tư sản đứng lên lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế => thiết lập chính phủ tư sản – “chính phủ Vệ quốc”
- “Chính phủ Vệ quốc” > < quần chúng nhân dân
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871. Sự thành lập công xã.
- Mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) >< nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
- Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
- Ngày 26 - 3 - 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
3. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri
- Hội đồng Cộng xã: cơ quan cao nhất của Nhà nước.
- Thành lập các Ủy ban lo các công việc:
+ Đối ngoại.
+ Tài chính
+ An ninh, xã hội.
+ Giáo dục.
- Chính sách:
+ Thành lập các lực lượng vũ trang – an ninh nhân dân.
+ Tách nhà thờ ra khỏi trường học.
+ Giá bán tối đa, lương tối thiểu.
+ Giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
4. Ý nghĩa lịch sử bài học của Công xã Pari
a. Ý nghĩa:
- Công xã Pari là mô hình thủ nhỏ của một xã hội mới.
- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào công nhân.
b. Bài học:
- Cần phải có một Đảng chân chính lãnh đạo.
- Có sự liên minh công – nông.
- Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.