1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.

b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Cấu trúc (2 hướng chính):

+ Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.

+ Vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn  Nam.

- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Biểu hiện: Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng.

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

* Địa hình núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

- Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ.

- Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH, thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miềnTrung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng  chảy.

b. Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu  thổ  sông  gồm:  đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Khác nhau:

* Đồng bằng ven biển (Miền Trung)

- Diện tích 15000 km, hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,...