1. Thành phần không khí gần bề mặt đất
- Nitơ (78%)
- Oxy (21%): cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.
- Hơi nước và các khí khác (1%):
+ Hơi nước: nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...
+ Khí carbonic: kết hợp ánh sáng, nước và năng lượng mặt trời để cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ và khí oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
2. Các tầng khí quyển
- Dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao và sự khuếch tán của không khí vào vũ trụ, khí quyển được chia thành: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán).
- Tầng đối lưu:
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm xuống 0,6oC).
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng như: sấm, sét, mây, mưa,...
- Tầng bình lưu:
+ Nhiệt độ tăng theo độ cao.
+ Không khí luôn luôn chuyển động ngang.
+ Lớp ô-dôn trong tầng này hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
- Ở các tầng khí quyển cao hơn, không khí rất loãng.
3. Các khối khí
- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương: hình thành trên các vùng biển và đại dương, độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, tương đối khô.
4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
- Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp bề mặt Trái Đất.
- Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành những đai áp cao và đai áp thấp từ Xích đạo đến cực.
Hình 5. Các đai khí áp và gió thổi thường xuyển trên Trái Đất
5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
- Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất: gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.