I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam
- Tháng 3-1965, Giôn-xơn đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
+ Phương thức tiến hành: Quân Mĩ - Quân chư hầu + trang bị Mĩ + Quân đội Sài Gòn.
+ Mở hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
2. Chiến đẩu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của Mĩ
- 8-1965: Chiến thắng Vạn Tường.
- Cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”.
+ Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô: 1965-1966 và 1966-1967.
+ Ta mở một loạt cuộc phản công.
+ Ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng ấp chiến lược, thành thị nổi lên đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
+ Vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao.
II. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973)
1. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
- Đầu năm 1969, “Học thuyết Nich-Xơn” - chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và "Đông Dương hoá chiến tranh".
- Phương thức tiến hành: Quân đội đội Sài Gòn là chủ yếu + hoả lực và không quân Mĩ + chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ
- Ngày 6-6-1969, Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời được nhiều nước công nhận.
- Tháng 4 -1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
- Quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia đập tan nhiều cuộc hành quân của Mĩ + quân đội Sài Gòn ở ba nước Dông Dương.
- Các đô thị: đấu tranh liên tục, rầm rộ.
- Nông thôn, rừng núi: Nổi dậy phá “ấp chiến lược”, chống “bình định” nông thôn
3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
- Phát huy thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong hai năm 1970-1971, quân ta mở đợt tiến công chiến lược bắt đầu 30-3-1972. Mở đầu quân ta đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển ra khắp chiến trường miền Nam và kéo dài trong năm 1972.
- Ý nghĩa: tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giáng đòn mạnh vào quân đội Sài Gòn (công cụ chủ yếu) và quốc sách “bình định” (xương sống) của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
III. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
- Cuộc thương lượng chính thức tại Pa-ri, họp ngày 13-3-1968.
- Lập trường của 4 bên mà thực chất là hai ba bên rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra trên bàn thương lượng => nhưng Mĩ đã thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 và buộc phải trở lại kí dự thảo Hiệp định Pa-ri do ta đưa ra.
- Ngày 27-1-1973: Hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức.
- Hiệp định Pa-ri quy định:
+ Cả bên ngừng bắn.
+ Mĩ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và của nhân dân miền Nam Việt Nam.
+ Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam, Mĩ rút hết quân đội, chấm dứt xâm lược và can thiệp Việt Nam.
- Ý nghĩa:
+ Hiệp định Pa-ri mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đã “đánh cho Mĩ cút” tạo thời cơ thuận lợi để “đánh cho nguỵ nhào”.