1. Nhiệt độ không khí
a. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế
- Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí (oC).
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế (2 loại: nhiệt kế có bầu thủy ngân (hoặc rượu) và nhiệt kế điện tử).
- Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m. Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ).
b. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Ở các vùng vĩ độ thấp, quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.
2. Mây và mưa
a. Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế
- Không khí liên tục được cung cấp hơi nước do quá trình bốc hơi từ đại dương và bề mặt đất.
- Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước (độ ẩm 100%).
- Nếu không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước/bị lạnh => ngưng tụ các hạt nước nhỏ, nhẹ (mây).
- Dụng cụ để đo độ ẩm không khí gọi là ẩm kế, đơn vị thường dùng là %.
b. Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất
Lượng mưa trung bình năm phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất:
- Xích đạo: trên 2000 mm/năm.
- Chí tuyến, vùng cực: dưới 500 mm/năm.
- Ôn đới: 500 - 1000 mm/năm.
Sơ đồ tư duy nhiệt độ không khí. Mây và mưa