1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

- Nội sinh:

+ Là các quá trình xảy ra trong lòng đất.

+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất.

- Ngoại sinh:

+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Quá trình nội sinh và ngoại sinh

2. Hiện tượng tạo núi

- Trong quá trình di chuyển, các địa mảng:

+ Xô húc vào nhau hoặc tách xa nhau => các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi.

+ Đứt gãy => vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa.

=> Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá hủy của ngoại sinh.

- Nhiều vùng núi trẻ - tác động của nội sinh mạnh hơn ngoại sinh nên vẫn tiếp tục được nâng cao.

- Những vùng núi già - tác động ngoại sinh mạnh hơn nội sinh nên bị bào mòn.