SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. Sự chuyển hóa năng lượng
- Trong mọi hoạt động đều có sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Ví dụ:
+ Khi nấu cơm bằng nồi điện, năng lượng điện chuyển thành nhiệt năng làm chín cơm.
+ Năng lượng điện chuyển thành quang năng phát ra từ bóng đèn.
+ Năng lượng của nhiên liệu trong ô tô chuyển thành động năng của ô tô đang chuyển động.
+ Chuyển hóa năng lượng của quả bóng trong hình vẽ:
II. Năng lượng hao phí
- Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác; từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).
- Ví dụ: Điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng làm bóng đèn sáng => Phần năng lượng có ích là quang năng, phần năng lượng hao phí là nhiệt năng làm nóng bóng đèn.
*Mở rộng:
Để hiển thị lượng năng lượng được truyền bởi một thiết bị, người ta có thể dùng một sơ đồ như hình vẽ:
Ví dụ: một bóng đèn LED được cung cấp 100 J năng lượng điện, nó chuyển hóa 20 J thành năng lượng nhiệt và 80 J thành năng lượng ánh sáng. Độ rộng của mũi tên đầu ra của sơ đồ cho thấy các tỉ lệ này.
III. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày
- Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
- Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
+ Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
+ Sử dụng nước sinh hoạt với một lượng vừa đủ nhu cầu
+ Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo
+ Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt,…
IV. Định luật bảo toàn năng lượng
Nội dung:
“Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.
Sơ đồ tư duy về sự chuyển hóa năng lượng - KHTN 6 - Cánh diều