2. Ngành chăn nuôi

* Điều kiện phát triển

- Thuận lợi:

+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)

+ Giống: cải tạo nhiều giống mới cho năng suất cao.

+ Cơ sở về giống, dịch vụ thú ý, chế biến sản phẩm... ngày càng phát triển.

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

+ Lao động có nhiều kinh nghiệm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Khó khăn:

+ Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.

+ Dịch bệnh.

+ Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

* Xu hướng phát triển

- Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng trưởng vững chắc.

- Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

* Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi

a. Chăn nuôi lợn và gia cầm

- Tổng đàn lợn tăng nhanh, cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.

- Chăn nuôi gia cầm có nhiều biến động.

- Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các thành phố lớn và các địa phương có sơ sở chế biến thịt.

- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập chung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Chăn nuôi gia súc lớn (ăn cỏ) (Giảm tải)

- Đàn trâu có xu hướng ổn định, phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Đàn bò có xu hướng tăng nhanh, phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.