1. Tình hình phát triển kinh tế
a) Nông nghiệp
- Năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp.
=> Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...).
- Biện pháp: đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
- Kết quả:
+ Phát triển các vựa lúa chính ở đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Mở rộng diện tích một số cây công nghiệp hằng năm: lạc, vừng…
+ Trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò ở vùng núi phía tây.
+ Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển phía đông.
+ Triển khai mô hình kết hợp nông - lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
b) Công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
- Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng:
+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
c) Dịch vụ
* Giao thông:
- Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
=> Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
* Du lịch:
- Du lịch bắt đầu phát triển nhờ phát huy tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (nhiều hang động, bãi biển đẹp; di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc).
- Số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh.
2. Các trung tâm kinh tế
Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng:
- Thành phố Thanh Hóa là trunng tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc.
- Thành phố Vinh là hạt nhân hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng.
- Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn.